Danh y Hồ Nãi Văn: 5 loại thực phẩm và 3 nhóm huyệt tốt cho tỳ, vị

Người có lách và dạ dày khỏe mạnh thì da rất sáng đẹp, lách có liên quan mật thiết đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng.

Mối quan hệ giữa lách và dạ dày

Quan niệm của Đông y và Tây y về dạ dày tương đối giống nhau, tuy nhiên với lá lách có sự khác biệt lớn. Tây y cho rằng, lách là một cơ quan tách biệt nằm phía trên bên trái của khoang bụng, có chức năng lọc máu, tăng khả năng miễn dịch, nhưng không có chức năng tiêu hóa.

Danh y Hồ Nãi Văn

Danh y Hồ Nãi Văn

Vì vậy, nhiều người sau khi tìm hiểu qua lĩnh vực Tây y đã không lý giải được tại sao trong Đông y, lách và dạ dày có mối quan hệ mật thiết với nhau, đồng thời gây ra cho họ sự hoài nghi về khả năng hỗ trợ tiêu hóa của lá lách.

Danh y Hồ Nãi Văn của Đài Loan giải thích, lách trong Đông y được xem là một trong những cơ quan ngũ tạng, ngoài chức năng chính, nó còn có chức năng hỗ trợ tiêu hóa giống như tụy.

Lách có chức năng điều hòa nước trong cơ thể (tỳ chủ vận hóa thủy hấp), hỗ trợ quá trình tiêu hóa thực phẩm , đưa các chất dinh dưỡng như protein đến các cơ quan của cơ thể.

Người có tỳ, vị khỏe da sáng đẹp

Vai trò của tỳ, vị cũng phản ảnh bề ngoài của cơ thể. Theo Đông y, thông thường những người có chức năng tỳ, vị tốt, da rất sáng, mịn, đẹp, còn người có tỳ, vị không tốt thì tóc, da khô ráp.

Danh y Hồ Nãi Văn giới thiệu 5 loại thực phẩm và 3 nhóm huyệt tốt cho tỳ, vị

5 loại thực phẩm:

1. Gạo

Cháo gạo trắng được ví như là nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày Antacid của Tây y, dùng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cháo gạo trắng và gạo nếp là món ăn thông dụng được nhiều người dùng để điều trị bệnh dạ dày và bệnh phổi.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Hiện nay, nhiều người ăn cháo gạo trắng và nhất là gạo lứt bổ sung chất dinh dưỡng, tuy nhiên các chuyên gia khuyên không nên ăn nhiều gạo lứt bởi nó khó tiêu, làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

2. Canh khoai lang

Khoai lang có tính bình, vị ngọt, là loại thực phẩm thường dùng giúp khỏe tỳ, vị. Nhiều người lo lắng, khoai lang có thể làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Danh y Hồ Nãi Văn cho biết thêm, thực ra canh khoai lang không thể làm tăng lượng đường huyết, nếu sử dụng hợp lý còn có ích cho những người bị bệnh tiểu đường.

3. Lạc (đậu phộng)

Nhiều người biết lạc có tác dụng tốt đối với dạ dày, lạc rang có tính sinh nhiệt, giúp làm ấm bụng. Tuy nhiên, lạc luộc lại có tính mát, sẽ không tốt đối với dạ dày của nhiều người.

4. Táo tàu (đỏ)

Dùng chung táo đỏ, cam thảo và gừng rất tốt cho dạ dày, làm ấm bụng. Trong bài thuốc “bát trân thang” và “thập toàn đại bổ thang” đều có 3 vị nói trên. Trong đời sống thường ngày, có thể thêm táo đỏ vào canh xương hầm hoặc cháo cho người bệnh.

Trong đời sống thường ngày, có thể thêm táo đỏ vào canh xương hầm hoặc cháo cho người bệnh.

Trong đời sống thường ngày, có thể thêm táo đỏ vào canh xương hầm hoặc cháo cho người bệnh.

5. Khiếm thực, hạt sen

Theo Đông y, những người có tỳ, vị không tốt, trong quá trình uống thuốc điều trị dễ bị tiêu chảy. Tác dụng chủ yếu của khiếm thực và hạt sen là bổ thận, lách. Danh y Hồ Nãi Văn cho biết, ông thường cho thêm hai vị trên vào bài thuốc bổ tỳ, nhằm khắc phục tình trạng đường ruột yếu, bị tiêu chảy.

Thường xuyên nhấn 3 tổ hợp huyệt sau giúp khỏe tỳ, vị

1. Huyệt túc tam lý

Đây là huyệt được xoa bóp thường xuyên trong phương thức điều trị các bệnh về tỳ, vị, đóng vai trò điều tiết tỳ, vị, bổ trung ích khí.

2. Huyệt nội quan và công tôn

Hai huyệt nói trên đều nằm trên “kỳ kinh bát mạch”, là hai huyệt rất quan trọng. Có thể ấn cùng lúc 2 huyệt nói trên, điều chỉnh kỳ kinh bát mạch, điều trị các bệnh về dạ dày, tim, ngực.

3. Huyệt thái bạch

Day ấn huyệt thái bạch có thể điều trị các bệnh về dạ dày, giảm táo bón, tiêu chảy.

*Theo Epochtimes

Thời điểm giao mùa, nạp ngay 7 loại thực phẩm này để phòng chống các loại cảm hiệu quả

Bài viết mới