Dân mạng có thể thấy Trường Giang “vô duyên”, tôi thì thấy anh ấy là một minh chứng hoàn hảo của thời đại FOMO, Nỗi sợ bị bỏ rơi

Câu chuyện Trường Giang cầu hôn người yêu Nhã Phương ngay giữa sóng truyền hình không đơn giản chỉ là một scandal trong giới Showbiz, mà còn gợi lên một vấn đề triết học và tâm lý mang đầy tính thời sự trong thời đại của mạng xã hội.

“Nếu một chiếc cây bị đổ trong rừng và không có sinh vật nào ở đó để nghe, liệu nó có phát ra tiếng động?”. Đây là thí nghiệm giả tưởng được cho là đặt ra bởi nhà triết học duy tâm thế kỉ 18, George Berkeley, đã từng tốn rất nhiều bút mực của các triết gia và nhà khoa học trong hàng trăm năm qua.

Dân mạng có thể thấy Trường Giang vô duyên, tôi thì thấy anh ấy là một minh chứng hoàn hảo của thời đại FOMO, Nỗi sợ bị bỏ rơi - Ảnh 1.

Tất nhiên, nếu bạn nghĩ “tiếng động” theo nghĩa vật lý thông thường, thì chắc chắc là cái cây đã phát ra âm thanh khi đổ. Chỉ cần đặt một chiếc máy ghi âm ở đó, bạn sẽ thu được tiếng và khẳng định chiếc cây đổ có tạo ra âm thanh.

Nhưng hãy thử nghĩ kĩ, nếu không có ai lắng nghe, nếu những rung động trong sóng âm không được ghi nhận bởi một người nào, thì liệu âm thanh đó “tồn tại” theo nghĩa nào đây? Hay đây câu hỏi giúp bạn dễ hình dung hơn: “Nếu một người chết nhưng không một ai trên thế giới biết anh ta chết, liệu anh ta có thực sự chết không?

Bài viết này không nhằm tranh luận một câu hỏi triết học về nhận thức luận, mà muốn nói về một hiện tượng rất thực trong đời sống chúng ta gọi là hiệu ứng FOMO (Fear of missing out), hay còn gọi là hội chứng Nỗi sợ bị bỏ rơi.

Tờ biếm họa của trang báo nổi tiếng New Yorker từng mô tả lại hiện tượng này rất hóm hỉnh như sau: Nếu bạn chạy marathon trong rừng, nhưng không có ai ở đó để đăng chúng lên mạng xã hội, liệu bạn có thực sự chạy marathon?

Dân mạng có thể thấy Trường Giang vô duyên, tôi thì thấy anh ấy là một minh chứng hoàn hảo của thời đại FOMO, Nỗi sợ bị bỏ rơi - Ảnh 2.

Hay trong trường hợp của Trường Giang, nếu Trường Giang cầu hôn Nhã Phương một trong rừng bí ẩn, và không có ai ở đó để đăng lên Facebook và được các báo đưa tin, liệu chàng có “thật sự” cầu hôn?

Mọi người có thể cười Trường Giang vì sự vô duyên khi cướp sóng truyền hình để làm việc cá nhân, nhưng tôi thấy anh cũng chỉ đang là một minh chứng tiêu biểu của thời đại FOMO.

Nếu anh cầu hôn trong lặng lẽ và không một cư dân mạng nào biết đến, liệu sự việc “cầu hồn” của anh có tồn tại và được lưu nhớ mãi.

Con người là một sinh vật xã hội. Họ sống cần được sự công nhận của người khác. Khoe đọc một cuốn sách trên Facebook là một hành động đòi hỏi sự công nhận. Đăng tấm ảnh cưới mới chụp của vợ chồng và nhận được ngàn “Like” là một nỗ lực đòi hỏi sự chú ý khác. Chỉ có điều là trong thời đại siêu kết nối ngày nay, Nỗi sợ bị bỏ rơi, không đủ “sự chú ý” đó lại được phóng đại lớn hơn bao giờ hết.

Lần tới đi ăn nhà hàng, bạn hãy thử tự hỏi mình một câu hỏi vô cùng triết học như: “Liệu khi ăn mà bạn không chụp ảnh và đăng nó lên Instagram, bạn có thực sự đã ăn?”

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

Nhật Anh Trắng – Trang Đinh: “Sợ vợ là yếu tố quan trọng nhất để có một gia đình hạnh phúc…”



Bài viết mới