Đã qua rồi cái thời Trung Quốc là "công xưởng" của thế giới: Nhiều doanh nghiệp phương Tây tìm cách giảm phụ thuộc vào đất nước tỷ dân

TIN MỚI

Hỗn loạn trong chuỗi cung ứng, chi phí ngày càng cao và những lo ngại về điều kiện làm việc đang buộc một số thương hiệu thời trang phương Tây phải suy nghĩ lại về sự phụ thuộc của họ suốt hàng chục năm qua vào các nhà máy ở Trung Quốc.

Cựu giám đốc điều hành và là thành viên hội đồng quản trị của Marc O’Polo tên Dieter Holzer cho biết rằng thương hiệu thời trang Thuỵ Điển-Đức đã bắt đầu chuyển từ Trung Quốc đến các nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ và Bồ Đào Nha vào năm 2021.

Ông cho biết quyết định này nhằm “cân bằng và loại bỏ rủi ro khỏi chuỗi cung ứng và đảm bảo tính bền vững.” “Tôi nghĩ rằng nhiều công ty trong toàn ngành cũng đang xem xét lại khả năng hợp tác của mình với Trung Quốc,” ông nói.

Mặc dù vẫn còn ở giai đoạn đầu nhưng việc chuyển hoạt động sản xuất dệt may hàng loạt đánh dấu sự đảo ngược tình trạng thuê gia công ở một khu vực đã thống trị chuỗi cung ứng dệt may trong nhiều năm.

“Điếc tai” bởi sự huyên náo

Những tên tuổi lớn như Mango và Dr Martens gần đây đã cắt giảm hoặc báo hiệu ý định chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc Đông Nam Á. Tháng 11/2022, giám đốc điều hành của Dr Martens là Kenny Wilson cho biết: “Bản chất của những hành động này là để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bạn không muốn bỏ tất cả trứng vào một giỏ đâu.”

Nhà sản xuất giày và boot này đã chuyển 55% tổng sản lượng ra khỏi đất nước tỷ dân kể từ khi Wilson tiếp quản vị trí giám đốc điều hành vào năm 2018. Chỉ có 12% sản lượng của bộ sưu tập thu đông 2022 đã được sản xuất tại Trung Quốc so với 27% vào năm 2020 và ước tính con số này sẽ giảm xuống 5% trong năm nay.

Giám đốc công ty tư vấn đạo đức kinh doanh Impactt là Rosey Hurst cho biết: “Chúng tôi đang bị “điếc tai” bởi sự huyên náo của các nhà sản xuất quần áo muốn rời khỏi châu Á.”

Bà cũng nói thêm rằng các luật nghiêm ngặt hơn được ban hành ở Mỹ và châu Âu về chống lạm dụng lao động càng thúc đẩy hơn việc nhiều công ty muốn di dời.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên tục kể từ khi đại dịch bùng phát đã dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hoá tăng vọt cũng như làm chậm trễ đáng kể quá trình vận chuyển do công nhân nhà máy tại các trung tâm sản xuất trên khắp châu Á bị ốm hoặc buộc phải cách ly.

Phó chủ tịch của nền tảng thông minh chuỗi cung ứng FourKites là Todd Simms nói: “Đối với nhiều người, đã qua rồi cái thời chỉ sản xuất ở Trung Quốc rồi vận chuyển đi khắp nơi. Sự gián đoạn đã làm tăng chi phí vận chuyển thành phẩm. Điều này càng tạo thêm lý do cho việc các công ty di dời và để lại lời giải thích rằng chuyển hoạt động đến các quốc gia mới sẽ có khả năng hồi phục tốt hơn.”

Các động lực về tài chính cũng giảm dần khi tiền lương cho nhân công đang tăng lên sau nhiều năm các công ty có thể sử dụng lao động giá rẻ. Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, mức lương trung bình tại nhà máy đã tăng gấp đôi từ năm 2013 đến năm 2021, từ 46.000 nhân dân tệ/năm (6.689 USD) lên 92.000 nhân dân tệ.

Jose Calamonte – giám đốc điều hành của nhà bán lẻ thời trang trực tuyến Asos – nói với các nhà đầu tư tại buổi trình bày kết quả cả năm của công ty vào năm ngoái rằng các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc không có tính cạnh tranh so với châu Âu sau khi tính cả chi phí vận chuyển và quá trình vận chuyển.

Do xu hướng thời trang và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, các nhà bán lẻ quần áo châu Âu đang nỗ lực cắt giảm thời gian giao hàng. Đó là một lý do khác khiến họ quyết định chọn các nhà cung cấp gần “nhà” hơn.

Trung Quốc vẫn thống trị thị trường dệt may toàn cầu, Việt Nam cũng chiếm tỷ trọng lớn

Tuy nhiên, các kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi các trung tâm may mặc châu Á không tiến triển nhiều do tính phức tạp của chúng. Theo dữ liệu năm 2020 từ CEPII, các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu dệt may.

Đã qua rồi cái thời Trung Quốc là công xưởng của thế giới: Nhiều doanh nghiệp phương Tây tìm cách giảm phụ thuộc vào đất nước tỷ dân - Ảnh 1.

Nguồn: FT

Ví dụ, hơn một nửa số nhà cung cấp cho nhà bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới là Inditex đều có trụ sở tại châu Á vào năm 2021.

Đã qua rồi cái thời Trung Quốc là công xưởng của thế giới: Nhiều doanh nghiệp phương Tây tìm cách giảm phụ thuộc vào đất nước tỷ dân - Ảnh 2.

Một doanh nghiệp dệt gia dụng ở Tân Châu, Trung Quốc. Theo CEPII, các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu dệt may. Ảnh: FT

Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang được đánh giá cao khi nhiều nước phương Tây chuyển đến để tiếp tục hoạt động sản xuất, đặc biệt là vì nước này là một phần của liên minh thuế quan EU nên thương mại không có rào cản giữa các quốc gia thành viên.

Tuy Trung Quốc vẫn đang chiếm vị trí quan trọng trong thị trường dệt may toàn cầu nhưng có vẻ như để bám trụ lại được nơi này cũng không phải là chuyện dễ. Theo một nhà phân tích tại AlixPartners là Maximilian Albrecht, nhiều nhãn hiệu thời trang nhanh cũng đang từ bỏ Trung Quốc để tạo ra sự khác biệt với Shein – gã khổng lồ thời trang nhanh đang phát triển nhanh chóng của nước này.

Albrecht nói: “Các thương hiệu châu Âu không thể sánh được với Shein về chi phí sản xuất, mạng lưới sản xuất và mối quan hệ của họ. Tôi nghĩ bạn sẽ thấy một số thương hiệu nói là “Chà, chúng tôi không thể tiếp tục ở trong tình trạng như vậy được nữa, phải chuyển đến châu Âu thôi.” Tất nhiên, họ có làm điều đó hay không lại là chuyện khác.”

Tham khảo FT

Quốc gia châu Á này đang đau đầu với nạn “cafe phòng”, nơi học sinh cấp 2, cấp 3 mặc sức nổi loạn sau những cánh cửa khóa chặt

Minh Phương

Nhịp Sống Thị Trường

Bài viết mới