Công nghệ blockchain và hợp đồng thông minh sẽ thay đổi ngành ngân hàng trong tương lai như thế nào?

Mặc dù cho đến nay bitcoin đã ra đời được khá lâu, đồng tiền số này vẫn chỉ tồn tại trong những giao dịch mua đi bán lại đơn thuần. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu những giao dịch đó có thể được lập trình để được thực hiện tại một thời điểm có sẵn, trong một điều kiện nhất định, thậm chí bao gồm một nhóm các đối tác khác nhau được đăng ký trước? Và điều gì sẽ xảy ra nếu có thể sử dụng cùng một công nghệ để lập trình trước giao dịch ví dụ như mức chi trả của một sản phẩm phái sinh?

Sự ra đời của “Hợp đồng thông minh” trong kỷ nguyên blockchain

Trong một chừng mực nào đó, cái ngày tưởng chừng như rất xa vời ấy có thể hiện thực hóa bằng “hợp đồng thông minh”. Thuật ngữ “hợp đồng thông minh” lần đầu tiên được đề cập đến bởi một trong số những người được cho là cha đẻ của bitcoin – Nick Szabo vào năm 1994. Về cơ bản, nó có nghĩa là “tiền lập trình” hoặc chương trình máy tính tự động có thể thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Những điểm mạnh của “tiền lập trình” vẫn đang được những người hào hứng với công nghệ này khám phá, nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng nó là một sự đảm bảo về tài chính trong giao kèo do bên thứ 3 nắm giữ mà ở đây là 1 mạng lưới gắn kết mọi người nhận dựa trên các sự kiện trong tương lai và các mã máy tính.

Cách dễ hiểu nhất để mô tả hợp đồng thông minh là hình dung công nghệ này như một máy bán nước tự động. Thường thì người làm hợp đồng phải tìm đến luật sư hay công chứng, trả tiền cho họ và chờ đợi để lấy giấy tờ tài liệu. Với hợp đồng thông minh, bạn chỉ cần thả một bitcoin vào máy bán hàng tự động (nền tảng blockchain) và bất cứ thứ gì bạn yêu cầu sẽ được thả trực tiếp vào tài khoản của bạn. Hơn nữa, hợp đồng thông minh không chỉ xác minh những quy định và nghĩa vụ giống như hợp đồng truyền thống mà nó còn tự động thực thi những điều trên.

Ví dụ, chìa khóa kỹ thuật số của một chiếc xe chỉ có thể hoạt động nếu người mua trả tiền bằng cách nộp tiền số vào hệ thống sổ cái (blockchain). Nếu quá hạn mà người mua không gửi tiền thì hợp đồng sẽ bị đóng lại và chìa khóa không hoạt động. Ngược lại, nếu đến hạn và người mua đã gửi tiền vào hệ thống mà người bán chưa gửi chìa khóa điện tử thì hệ thống cũng sẽ giữ lại tiền.

Công nghệ nguyên thủy của hợp đồng thông minh đã từng là một bài tập tư duy ngủ yên trong hơn một thập kỷ cho đến khi các lập trình viên tìm thấy một vật trung gian hữu ích để cho hợp đồng thông minh tồn tại – đó chính là mạng lưới blockchain. Ngày nay, số lượng tổ chức, công ty nghiên cứu về blockchain và ứng dụng của hợp đồng thông minh đã tăng lên đáng kể.

Hai blockchain phổ biến hiện nay có thể thực hiện hợp đồng thông minh đó là bitcoin và ethereum. Tuy nhiên, blockchain bitcoin có hạn chế không giải quyết được nhu cầu “vẹn toàn Turing” mà hầu hết các định chế tài chính cần có. Được đặt tên theo nhà toán học nổi tiếng Alan Turing, sự vẹn toàn này có được khi một hệ thống hay ngôn ngữ lập trình có thể được sử dụng để thực hiện bất kỳ một phép tính hay một chương trình tính toán nào. Mặc dù Bitcoin cũng có khả năng có các đoạn mã trong giao dịch để thực thi những điều kiện nhưng script trong Bitcoin khá đơn giản, ngược lại Ethereum lại cho phép các đoạn mã trong giao dịch có được khả năng của một ngôn ngữ lập trình hoàn chỉnh tức là có thể lập trình cho nó để xử lý bất cứ vấn đề gì.

Cuộc cách mạng “Hợp đồng thông minh” trong ngành ngân hàng

Báo cáo Capgemini năm 2016 với tựa đề “Hợp đồng thông minh trong dịch vụ tài chính: Từ quảng cáo đến đời thực” cho biết nhiều ngân hàng đi đầu đã bắt đầu nghiên cứu về hợp đồng thông minh và một vài trong số họ “lạc quan về một cuộc cách mạng đến từ hợp đồng thông minh và sự thay đổi toàn diện trong ngành ngân hàng trong vòng vài năm tới”.

Đầu năm nay, Mạng lưới FinTech và Zerado đã kết hợp phát hành sách trắng về hợp đồng thông minh cho các ngân hàng. Mặc dù thừa nhận thách thức hàng đầu mà hợp đồng thông minh phải vượt qua đó là cho phép hợp đồng truyền thống được mã hóa thành hợp đồng thông minh, sách trắng kết luận rằng “hợp đồng thông minh trên nền tảng blockchain có thể cung cấp cho các ngân hàng nhiều lợi ích trên diện rộng bao gồm giảm thiểu rủi ro, giao dịch đúng thời hạn, bớt đi trung gian và giảm thiểu chi phí”.

Một khi các ngân hàng áp dụng công nghệ hợp đồng thông minh và phát triển hạ tầng khả năng tương tác, hợp đồng thông minh có thể kích hoạt giao dịch bằng tiền giấy từ một tài khoản ngân hàng với đầy đủ chức năng cần thiết như đổi tiền và chuyển khoản được tiến hành tự động một khi điều kiện giữa hai bên đều được đáp ứng, đã được báo cáo với cơ quan thuế và xác minh tuân thủ theo yêu cầu của chính quyền.

Trên thế giới hiện nay đã xuất hiện một làn sóng startup blockchain mới hoạt động trong mảng ngân hàng. Một trong số đó là Bankera. Công ty này hỗ trợ cả giao dịch tiền giấy lẫn tiền số và cung cấp các dịch vụ ngân hàng như những ngân hàng truyền thống khác trong đó có thực hiện thanh toán và cung cấp thẻ ghi nợ.

Tờ The Next Web nhận định: “Mặc dù Bankera hoạt động như một ngân hàng truyền thống, bản chất nó được sinh ra từ một cái nôi số hóa có công tiên phong đưa tiền số vào làm tài sản ký quỹ vay nợ”.

Trên trang web của Bankera tuyên bố rằng tất cả các dịch vụ của phía này đều hỗ trợ cả tiền giấy lẫn tiền số như bitcoin, ethereum và ERC20.

Kỷ nguyên blockchain sẽ được viết lên ở Hong Kong

Bài viết mới