Theo thống kê của Hội Đột quỵ Mỹ, cứ mỗi 45 giây trôi qua, trên thế giới có ít nhất một người bị đột quỵ. Và cứ 3 phút trôi qua, thế giới lại có một người tử vong do đột quỵ. Đột quỵ là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau tim mạch, ung thư, và đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.
Tiến sĩ Donna K. Arnett.
Câu chuyện của cựu Chủ tịch Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) dưới đây chính là niềm hy vọng, tia sáng cho những bệnh nhân mắc phải căn bệnh “sát thủ thầm lặng” này.
Khác biệt duy nhất mà Tiến sĩ Donna K. Arnett tạo ra so với hàng triệu người tàn tật do di chứng căn bệnh này nằm ở 4 chữ đơn giản ít ai ngờ: Kiên nhẫn, tích cực.
Tiến sĩ Donna K. Arnett sinh năm 1958 tại Kentucky (Mỹ) từng giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Tim Mỹ năm 2012 – kiêm Giáo sư khoa dịch tễ học tại Đại học Alabama ở Birmingham được ca ngợi là nhà dịch tễ học đầu tiên đảm nhiệm vai trò này.
Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết, chính bà cũng là một trong số ít người sốt sót sau đột quỵ, ngạc nhiên hơn, bà cũng là người đầu tiên “chiến thắng bệnh tật” dẫn dắt Hiệp hội Tim Hoa Kỳ phát triển.
Tháng 6/2016, Tiến sĩ Arnett đã lần đầu tiên chia sẻ công khai câu chuyện của mình trong một nỗ lực nâng cao nhận thức trong Tháng Hành động vì bệnh Đột quỵ ở Mỹ.
Tiến sĩ Arnett cho biết, bà chưa bao giờ che giấu sự thật từng bị đột quỵ ở tuổi 27. Bà cũng chưa bao giờ biến nó thành vấn đề bế tắc, ngược lại bà luôn cố gắng chứng minh đột quỵ có thể phòng ngừa và hồi phục được.
Nằm liệt giường, không nói được và cuộc chiến vượt lên bệnh tật
Vào một ngày bắt đầu như mọi ngày khác, TS Arnett thức dậy lúc 5h30 sáng và bắt đầu đi bộ cùng chú chó cưng Nikki. Khi bước vài bước chân ra khỏi cửa, cô cảm thấy có điều gì đó không ổn, cô đã dừng lại và thưởng thức một tách cà phê, gọi Nikki quay lại nhà. Tuy nhiên, cô không thể thốt ra được những gì mình muốn nói.
Suốt cả buổi sáng hôm đó, cô tiếp tục với những thói quen hàng ngày của mình nhưng cảm giả kỳ lạ vẫn tiếp tục xảy ra dù cô không thể giải thích được lý do tại sao.
Với kinh nghiệm từng làm y tá, cô tự hỏi rằng “đây có phải là dấu hiệu của đột quỵ?“. Dù vậy, cô vẫn có thể tự lái xe đến văn phòng, nhưng cảm giác mờ ảo vẫn tiếp tục diễn ra. Cho đến khi TS Arnett nói với sếp của cô rằng: “Tôi nghĩ tôi bị đột quỵ” và ông ấy nghĩ cô đang đùa.
“Cho đến khi cơ thể tôi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ rệt: Sùi bọt mép, cánh tay trái không thể cử động, sau đó đến chân trái, cuối cùng, tôi không thể thốt ra bất cứ lời nào. Khi được đưa đến bệnh viện, tôi không thể nói được nữa dù vẫn nhận thức được chính xác, chi tiết mọi thứ xung quanh đang diễn ra.
Không chỉ thấy đau mà tôi còn cảm thấy thống khổ khi bị mắc kẹt trong cơ thể không thể cử động và không thể giao tiếp. Lúc đó tôi đã tự hỏi rằng, liệu cuộc sống của tôi sẽ đi về đâu trong trạng thái nằm liệt giường này. Tôi thật sự bất lực và muốn bỏ cuộc”.
Trước đó 3 ngày, sau khi trải qua một ca phẫu thuật nhỏ, cô phải đối mặt với tình trạng có 2 cục máu đông hình thành xung quanh 2 van tim. Buổi sáng định mệnh hôm đó, một số cục máu đông đã vỡ ra và di chuyển đến thùy thái dương não, gây ra tổn thương và đột quỵ.
Vào giữa những năm 1980, có rất ít dịch vụ chăm sóc được thực hiện đối với những bệnh nhân bị đột quỵ như trường hợp của cô, ngoài việc quan sát và chăm sóc hỗ trợ. Nhưng may mắn thay, cô đã phục hồi trở lại.
Sau khi hồi phục và được ra viện, TS Arnett phải đối mặt với những thách thức để phục hồi trí nhớ. Cô phải học lại từ đầu những điều đơn giản nhất như lịch trình công việc hàng ngày, đọc lịch làm việc…
Sau khi tìm ra được nguyên nhân đột quỵ xảy ra do vấn đề đông máu, TS đã dùng thuốc chống đống máu trong hơn 20 năm. Đồng thời, mỗi ngày cô luôn cố gắng để học lại những thứ đã mất sau cơn đột quỵ, kể cả giọng nói.
Năm 2012, với sự nỗ lực không ngừng cùng kinh nghiệm và kiến thức dày dạn trong lĩnh vực tim mạch, Ts Arnett chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ.
Cựu Chủ tịch Hiệp hội tim mạch Mỹ (đứng thứ 4 từ trái sang).
Cựu Chủ tịch AHA khuyến cáo 6 dấu hiệu đột quỵ ai cũng cần biết trước khi quá muộn
Theo báo cáo của CDC, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 ở Mỹ, giết chết khoảng 130 nghìn người mỗi năm. Một trong số những dấu hiệu nổi bật nhất của đột quỵ là không thể nói kèm theo một số dấu hiệu khác như:
– Sắc mặt rủ xuống
– Cánh tay yếu
– Tê đột ngột hoặc yếu một bên chân
– Dễ bị nhầm lẫn
– Một hoặc 2 bên mắt có tầm nhìn kém
– Đột ngột đau đầu nặng
TS Arnett cho biết, hầu hết chúng ta đều bỏ qua hoặc thiếu hiểu biết về căn bệnh đáng sợ này. Tuy nhiên hiện nay, sự phát triển của ngành y tế có rất nhiều phương pháp điều trị có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm thiểu thiệt hại, hồi phục nhanh sau đột quỵ.
Các điều kiện có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm các vấn đề về tim như rung nhĩ, cholesterol cao, cao huyết áp, thừa cân, béo phì và cả hút thuốc lá.
Để nâng cao nhận thức về các dấu hiệu đột quỵ, giúp rút ngắn thời gian điều trị và giảm nguy cơ tổn thương lâu dài sau đột quỵ, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã phát động chiến dịch mang tiên FAST – là viết tắt của 4 nguyên tắc sau:
– F – face: Mặt rủ xuống
– A – arm: Tay yếu
– S – speech: Phát âm khó khăn
– T – time: Gọi ngay cấu cứu
Truyền cảm hứng cho những người cùng cảnh ngộ
Theo cựu Chủ tịch Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, những người sống sót sau đột quỵ thường phải đối mặt với chứng mất trí nhớ, không thể nói, tê liệt chân tay. Thời gian phục hồi có thể nhanh hoặc lâu, những người đột quỵ thường phải học phát âm và những hoạt động bình thường khác sau khi bị mất trí nhớ. Khoảng hơn ½ số người sống sót sau đột quỵ trên 65 tuổi thường bị tàn tật lâu dài.
Chia sẻ về quá trình phục hồi của mình, TS Arnett cho biết, cô tập trung vào việc chấp nhận hiện thực với thái độ tích cực: “Đầu tiên, tôi nhìn vào sự thật, chấp nhận những gì đã xảy ra, sau đó thay đổi thái độ tích cực và tiếp tục tiến lên phía trước”.
Trong quá trình này, bà phải đối mặt với chứng trầm cảm: “Tôi đã thức tỉnh về hiện thực nhưng tôi cảm thấy chán nản trước những khó khăn mà mình phải đối mặt”.
Theo Hiệp hội đột quỵ Mỹ, trầm cảm phổ biến ở những người sống sót sau đột quỵ (và cả người thân), có tới 30% người sống sót sau đột quỵ bị trầm cảm. Thông điệp của TS Arnett để trải qua tất cả những điều này là 2 chữ vàng: “Kiên nhẫn, tích cực”.
“Mất đi một phần bộ não không có nghĩa là bạn mất trí nhớ hoàn toàn. Thật ngạc nhiên khi đối mặt với “lỗ đen” não bộ này, tôi đã học lại được sự kiên nhẫn, tình yêu và cảm nhận được lòng tốt của gia đình và cả những bệnh nhân xung quanh tôi.
Điều quan trọng là, tôi đã làm, tôi bắt đầu lại tất cả những điều nhỏ nhặt và tiếp tục với những điều lớn lao tôi đã lên kế hoạch. Tôi hy vọng rằng, câu chuyện của mình là hy vọng cho những ai đang hồi phục sau đột quỵ hay cả những người có người thân trong gia đình bị đột quỵ có thêm sức mạnh.
“Bạn có thể phải đối mặt với cảm giác cô lập, nghi ngờ và tuyệt vọng nhưng bạn có thể chiến thắng nỗi đau, sự sợ hãi bằng việc phục hồi để hiểu được rằng, khả năng của bạn lớn hơn bạn nghĩ. Đừng bỏ cuộc”.
5 nguyên tắc sống khỏe mạnh của TS Donna K. Arnett
Dù đã gần 60 tuổi nhưng TS Arnett vẫn giữ thần thái và thể chất khỏe mạnh bằng cách tập thể dục 20 phút mỗi ngày. Đồng thời, TS Arnett cũng thực hiện thiền định mỗi ngày, cô cho biết, thiền định là cách duy nhất để duy trì sự bình tĩnh, thậm chí chỉ cần hít thở sâu một vài phút trong ngày đã phát huy hiệu quả đối với tinh thần.
Bên cạnh đó, TS cũng chia sẻ 5 nguyên tắc sống khỏe mạnh:
1. Sống lành mạnh. Đối với chủ tịch Hiệp hội tim mạch Mỹ, mỗi ngày bà thường nghĩ đến việc làm gì đó để làm cho cuộc sống của mình được hạnh phúc hơn. Ví dụ, bà có thể thiền định, theo dõi các chỉ số cơ thể hoặc thưởng thức món ăn nào đó lành mạnh tốt cho sức khỏe.
2. Ngủ chất lượng. TS Arnett cho biết, bà thường ngủ sâu 6-7 tiếng mỗi đêm và không bao giờ gặp vấn đề về giấc ngủ nếu không dùng caffeine.
3. Tập thể dục nâng cao chất lượng cuộc sống. Cô tìm thấy niềm vui trong việc đi bộ cùng chú chó cưng Nikki mỗi ngày, điều này không những nâng cao sức khỏe thể chất mà còn giúp tăng cường tinh thần hàng ngày.
4. Thưởng thức đồ ăn nhưng vẫn chú ý đến trọng lượng. Một trong những nguyên tắc ăn uống của TS Arnett là không ăn thịt đỏ, thịt gà hoặc thịt lợn, bà chỉ chọn các món chay hoặc cá, rau xanh và một số gia vị.
5. Giảm cân. TS Arnett cho hay, cô cân nhắc bản thân vận động mỗi ngày để đảm bảo cân nặng luôn ở mức tiêu chuẩn, tăng cường chất lượng sức khỏe.
* Theo Everydayhealth/USAtoday