Làm người lãnh đạo rất khó. Làm sao để khích lệ chí tiến thủ của nhân viên nhằm nâng cao năng lực xử lý công việc, nâng cao năng suất lao động để thực hiện mục tiêu kinh doanh mới là một lãnh đạo thành công. Có một câu chuyện về những chú thỏ và lanh đạo của chúng để bạn thấy, làm lãnh đạo thật là khó.
Chuyện kể rằng, ở sườn núi nọ có một bầy thỏ, được lãnh đạo bởi Vua thỏ là một chú thỏ to lớn, uy nghiêm. Dưới sự thống lĩnh của Vua thỏ, bầy thỏ có một cuộc sống đầy đủ, vui vẻ. Nhưng thời gian gần đây Vua thỏ nhận ra rằng số lương thực bầy thỏ kiếm về ngày một ít.
Quan sát kỹ, Vua thỏ nhận ra là một số thỏ trở nên lười biếng. Những con thỏ lười biếng ngày một nhiều lên, sự lười biếng đang “lan tỏa” tới những con thỏ khác. Chúng truyền tai tư tưởng làm ít hay nhiều cũng được hưởng thụ như nhau, do vậy tính nỗ lực của chúng dần mất đi.
Khuyến khích là tất yếu, nhưng không được tùy tiện
Trước nguy cơ đó, Vua thỏ nghĩ ra một kế, nó tuyên bố con thỏ nào có công kiếm được nhiều thức ăn sẽ được trọng thưởng. Những củ cà rốt thưởng bắt đầu xuất hiện. Từ việc nhìn thấy những chú thỏ xung quanh được thưởng, được vênh vang đi lại khoe mẽ trước bầy đàn, những chú thỏ còn lại vội vã hăng say làm việc. Và cũng vì thế, tính ganh đua trong bầy bắt đầu nổi lên.
Từ chỗ là một bầy thỏ sống hòa đồng vui vẻ, nay chúng chí chóe, cạnh khóe, mách tội nhau từng việc nhỏ nhặt nhất. Không những thế, bầy thỏ còn phát hiện ra, chỉ cần “thể hiện” trước mặt Vua thỏ là chúng đã có thể được nhận thưởng cà rốt. Chúng bắt đầu nghĩ đủ mọi chiêu trò để qua mặt Vua, miễn sao được nhận thưởng.
Cả ngày giải quyết những khiếu nại, tranh chấp, Vua thỏ nhận ra rằng việc khen thưởng tùy tiện đã tạo nên tiền đề xấu. Từ một bầy thỏ sống vui vẻ, hòa đồng với xung quanh, nay đã thành một bầy thỏ ích kỷ với tư tưởng phân tán, chỉ nghĩ lợi ích cho riêng mình..
Làm lãnh đạo, bạn không thể ở đâu, hoàn cảnh nào cũng có thể biểu dương khen ngợi. Hãy “tiết kiệm” những lời khen chê vào đúng nơi đúng chỗ mới có thể khuyến khích nhân viên phấn chấn, gia tăng tính cạnh tranh và khả năng chịu đựng sức ép công việc, năng suất làm việc sẽ tăng lên.
Một nắm cát mịn hay một nắm cát nhiều sỏi đá thô sơ là tùy ta lựa chọn. Lựa chọn nào cũng song hành cùng cái giá của nó. Chúng ta không thể ép ai đó giống mình, nhưng quan trọng nhất là chúng ta biết mình có quyền lựa chọn sẽ trở thành một sản phẩm như thế nào!
Cần có sự đồng bộ trong quản lý, cải cách và đổi mới chế độ thường xuyên
Suy nghĩ nhiều ngày, Vua thỏ mới nghĩ ra cách nhờ đám thỏ già giúp đỡ. Ngài nghĩ rằng, nhờ kinh ngiệm, sự hiểu biết và được tôn trọng của những chú thỏ già quản lý việc thưởng phạt, mà bầy thỏ non sẽ dần loại bỏ được tính gian dối. Việc khen thưởng đã dần đi vào quy củ. Những chú thỏ nhận ra rằng đúng là làm việc chăm chỉ, kiếm được những thức ăn tươi ngon nhất mang về mới được thưởng, nên chúng lại quay trở về nếp sống ban đầu, lo lắng ra ngoài làm việc, kiếm đồ ăn.
Một thời gian, bầy thỏ làm việc hiệu quả hẳn lên, kho chứa đầy thực phẩm dự trữ.
Vua thỏ vui mừng nhận thấy “ban cố vấn” thỏ già rất được việc, nên phó mặc tất cả cho chúng, và lại ngồi trên tận hưởng thành quả. Tuy nhiên, chỉ được 1 thời gian ngắn, tính kỷ luật của bầy thỏ lại giảm sút hẳn. Hơn nữa, lượng thức ăn đưa về ngày mội ít.
Vua thỏ lại âm thầm điều tra, và phát hiện ra, một trong những nguyên nhân khiến lượng thức ăn mang về ít là do nguồn lương thực gần trong vùng đã dần cạn kiệt, những chú thỏ dù cố gắng tìm kiếm vẫn không đạt chỉ tiêu để được thưởng nên lại đâm ra chán nản, cũng không chủ động đi tìm nguồn thức ăn mới.
Bầy thỏ bắt đầu chỉ trích cách quản lý của Vua thỏ, cho rằng nên thay đổi cơ chế để có mức thưởng phạt công minh hơn.
Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, bạn chỉ có mỗi thứ này; nếu bạn chịu buông xuống, bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí tuệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.
Giọt nước tràn ly
Chiều nọ chú thỏ xám không hoàn thành nhiệm vụ, bạn chú là Đô Đô liền bớt phần mình giúp thỏ xám. Vua thỏ biết chuyện, khen ngợi tinh thần giúp bạn của Đô Đô. Hai hôm sau, tình cờ gặp Đô Đô ở cửa kho, vua thỏ cao hứng thưởng gấp đôi cho Đô Đô.
Nhận được “tín hiệu” lạ, bầy thỏ lại bắt đầu gian dối, tìm cách đóng kịch trước Vua. Một số khác lại đứng ra tố cáo, kiện tụng lẫn nhau. Bầy thỏ lại một lần nữa hỗn loạn.
Một thời gian sau, tình hình càng gay cấn, nếu không thưởng hậu thì không ai còn muốn làm việc. Vua thỏ nghĩ cách thưởng hậu cho những người có cống hiến. Chỉ rất ít thỏ xung phong tình nguyện cống hiến cho đàn là được thưởng hâu. Song không được dài lâu bởi “một khi trong tay đã có cà rốt, ai còn muốn đi làm nữa?”.
Mỗi nhân viên đều có đặc điểm và tài nghệ riêng. Người quản lý giỏi là biết dụng tài đúng người đúng chỗ sẽ tạo cho nhân viên một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời, các nhân viên sẽ xùng nhau phấn đấu cho mục đích chung là hoàn thành công việc. “Cà rốt” của bạn sẽ tạo một hiệu ứng Domino.
Và khi mỗi nhân viên đều là một quân bài đó Domino, bạn lại cần sắp họ đúng vị trí. Nếu mỗi nhân viên đều là một tấm gương, thì tác dụng của mỗi tấm gương này đêu sẽ rất lớn khi được đứng chung cùng nhau.
Hiệu ứng Domino khẳng định rằng khi bạn thay đổi một hành vi bất kỳ thì nó sẽ kích hoạt một chuỗi các phản ứng khác, đồng thời tạo ra một sự chuyển đổi trong các hành vi liên quan.
Tuy thế, hiệu ứng Domino không đơn thuần chỉ là một hiện tượng xảy ra với bạn mà là thứ bạn có thể tạo ra. Nó sẽ được kích hoạt bởi sức mạnh của bạn để tạo ta một chuỗi các thói quen tốt bằng cách xây dựng những hành vi mới có thể kéo theo một cách tự nhiên những hành động tích cực tiếp theo.
Để áp dụng hiệu ứng Domino tốt trong công việc, trong cách quản lý cần nhớ 3 quy tắc quan trọng: Hãy bắt đầu với điều mà bạn có động lực để làm nhất – Duy trì đà đó và ngay lập tức chuyển sang hành vi kế tiếp mà bạn có động lực để thực hiện – Nếu có sự nghi ngờ, hãy chia nhỏ mọi thứ thành những phần nhỏ hơn.