Chuyên gia tài chính dạy con bài học về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ như thế nào?

Cách sử dụng tiền trong tay

Ngay từ khi còn nhỏ, bạn có thể cho con bắt đầu làm quen với cách sử dụng đồng tiền. Bắt đầu dạy con về tiền bạc càng sớm, chúng càng có trách nhiệm về mặt tài chính trong cuộc sống. Erin Ellis, nhà giáo dục tài chính của Hiệp hội tín dụng Liên bang Philadelphia, Mỹ cho biết: “Mặc dù con gái tôi còn trẻ, nhưng con bé hiểu rằng tiền bạc được trao đổi mà có. Khi chúng tôi đi đến nhà hàng, chúng tôi sẽ tổ chức trò chơi bán hàng với con bằng tiền thật và con bé sẽ là người trả tiền. Nhờ đó, con bé sẽ làm quen với tiền một cách tự nhiên nhất mà không quá căng thẳng”.

Dạy cho con cách tiết kiệm

Ngay cả khi còn nhỏ, bản năng tự nhiên của con người là tích trữ mọi thứ của mình. Tại sao bố mẹ không khai thác bản năng đó và dạy trẻ cách tiết kiệm tiền? Chuyên gia cho rằng: “Tiết kiệm là do bản chất hoạt động của trẻ em khi chúng còn nhỏ, do đó điều quan trọng là phải nắm bắt được điều đó để chúng tiếp tục thực hành tiết kiệm cho đến tuổi thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành. Trẻ có thể tự tiết kiệm tiền giống như cách mà chúng lưu giữ đồ chơi, nhưng sẽ do dự để chi tiêu nó”.

Lãi kép

Lãi tích lũy theo thời gian là một ý tưởng khôn ngoan nhưng rất khó để giúp trẻ hiểu được. JJ Ramberg, người sáng lập trang Goodstop và tác giả của câu lạc bộ The Startup Club nói: “Tôi đã dạy cho con tôi khái niệm về lãi suất kép để chúng hiểu tại sao bắt đầu tiết kiệm từ khi còn trẻ là điều cực kỳ quan trọng. Tôi sử dụng hệ thống máy tính lãi suất trực tuyến, hệ thống này thực sự giúp ích rất nhiều trong việc minh họa vấn đề cho trẻ. Nhờ đó, trẻ sẽ học cách đưa ra những quyết định tài chính thông minh hơn”.

Lợi nhuận và thua lỗ

Một doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ đều nảy sinh những vấn đề về tài chính. Hãy cho trẻ cơ hội để trở thành những doanh nhân nhí, bắt đầu từ những việc nhỏ như bán nước chanh hoặc làm móng cho người thân. Bên cạnh đó, bạn cũng nên phân tích lợi nhuận và lỗ (P & L) để trẻ hiểu được sự khác biệt giữa thu nhập và lợi nhuận. Ngay khi trẻ hiểu thêm và có thể cộng trừ, chúng có thể hiểu được điều này.

Miễn phí không phải lúc nào cũng miễn phí

Đôi khi bạn nhận được thứ gì đó có vẻ như bạn sẽ không tốn đồng nào cả, nhưng hầu hết mọi thứ không thực sự miễn phí. “Nếu con trai 10 tuổi của bạn muốn tải một ứng dụng trò chơi mới trên iPad và nói rằng “Bố mẹ ơi, nó miễn phí mà!”, vậy hãy ngay lập tức giải thích cho con rằng một khi bạn tải và chơi trò chơi, nhà phát hành sẽ dụ dỗ bạn mua các tính năng nhất định. Khi đó, ứng dụng trò chơi mà con mua sẽ không còn miễn phí nữa”.

Mark Zuckerberg muốn con mình tránh xa Facebook

Bài viết mới