Chuyện cuối tuần: Bạn còn nhớ làm thế nào để ăn hết một con voi? hãy nhớ thêm bài học “hãy bắt đầu ngay từ chỗ bạn đang đứng”

Hầu hết chúng ta đều có tâm lý chờ đợi “thời điểm thích hợp” để bắt tay vào làm một điều gì đó lớn lao. Và chúng ta thường nhận ra rằng cái “thời cơ” đó mãi chẳng thấy đến bởi ta khó mà tìm được một thời điểm hoàn hảo đúng mong đợi. Không có thời điểm nào là “thích hợp nhất” để bắt đầu mục tiêu của bạn, do vậy hãy học cách bắt đầu ngay từ chỗ bạn đang đứng – và bạn sẽ thấy “thời cơ” trên mỗi bước đi.

Nhà văn Mark Twain từng viết: “Bí quyết thành công là bắt tay vào hành động. Bí quyết để bắt tay vào hành động là chia những nhiệm vụ lớn lao, phức tạp ra thành những việc nhỏ, dễ quản lý và sau đó bắt tay thực hiện công việc đầu tiên“.

Trên lý thuyết, để giải thích cho 1 người hiểu rõ cách “chia nhỏ công việc” thì rất khó. Do vậy, các diễn giả thường dùng những ví dụ thực tế qua những câu chuyện để người nghe có thể nắm bắt vấn đề.

Chuyện cuối tuần: Bạn còn nhớ làm thế nào để ăn hết một con voi? hãy nhớ thêm bài học hãy bắt đầu ngay từ chỗ bạn đang đứng - Ảnh 1.

Những ngày cuối năm 2017, hàng loạt trang facebook cá nhân đã chia sẻ một câu chuyện về một cậu bé bán chôm chôm. Chuyện kể rằng, có 2 chàng nghiên cứu sinh đang đang làm một nghiên cứu về cách thực hiện công việc hiệu quả. Và cả 2 đang “mắc kẹt” trong mớ lý thuyết về cách chia nhỏ công việc. Đem thắc mắc tới hỏi giáo sư, cô giáo đã kể cho 2 cậu nghe một câu chuyện sinh động minh họa cho bài giảng. Cô giáo kể:

Một hôm nọ, cô ghé chợ sau buổi giảng trên lớp. Đi qua hàng trái cây quen, cô ghé qua tính chào hỏi thì không thấy cô bán hàng quen thuộc, mà thay vào đó là 1 cậu bé chừng 10 tuổi với một rổ chôm chôm còn lại. Cô hỏi thăm: “Mẹ con đâu? Sao con lại ngồi bán hàng thế này?”.

Cậu bé trả lời: Chào cô ạ! Trời nắng quá, mẹ con mệt nên về trước, còn ít chôm chôm nữa con bán nốt. Cô mua dùm con ký chôm chôm nhé. Sáng mẹ con bán 20 ngàn nhưng giờ còn ít lại héo rồi, con bán 15 ngàn một ký thôi ạ, cô mua dùm con 1 ký cho mau hết nhé!”.

Nhìn mớ chôm chôm đã héo, lại nhìn sang cậu bé mắt đang ngước ánh mắt đầy hy vọng, cô đồng ý.

Trong lúc cậu bé lấy túi cân chôm chôm, cô rút ví lấy sẵn tờ 20 ngàn chờ trả tiền. Cậu bé, vừa bỏ chôm chôm vào túi, cho lên cân đủ 1kg, liếc thấy cô cầm tờ 20 ngàn, lập tức nhanh tay bốc thêm chôm chôm vào túi, tươi cười đưa cho khách: “Cô ơi, chỗ này 20 ngàn đấy ạ! Cô lấy luôn cho con nhé, con không có tiền phụ rồi! Con cảm ơn cô ạ!”.

Cô giáo nhìn cậu bé, mỉm cười gật đầu treo túi chôm chôm vào xe. Nhìn thấy nét vui vẻ, hài lòng trên mặt khách hàng, cậu bé nhanh tay cho nốt mớ chôm chôm còn lại lên cân và đề nghị: “Cô ơi còn mỗi 2 ký thôi, hay cô mua dùm con nốt nhé! Số còn lại này không đẹp nữa, con lấy cô 10 ngàn 1 ký thôi ạ. Cô lấy dùm con để mai mẹ con nhập hàng mới về bán cô nhé!”.

Nhìn thấy cậu bé mặt rịn mồ hôi mà vẫn rất vui vẻ, cô giáo đồng ý. Cậu bé luôn miệng cảm ơn cô và không quên “hò hẹn”: Mai mốt cô ghé mua trái cây cho má con nữa nghe cô?.

Kể xong, cô giáo quay sang 2 người học trò: Nếu là trò, trò có thể bán hết mớ chôm chôm đó 1 lần cho tôi không? nếu là trò, trò có mua hết mớ chôm chôm đó sau lời mời đầu tiên của cậu bé không? Chắc chắn là không rồi. Cậu bé kia cũng biết thế và cậu chọn cách “chia nhỏ” chôm chôm để bán được hết hàng mà vẫn làm khách hài lòng.

Nghệ thuật bán hàng của cậu bé không chỉ là chia nhỏ để bán, mà còn là nghệ thuật chào hàng và cách chọn thời điểm giảm giá hợp lý.

Trong cuốn Eat That Frog- 21 Great Ways to Stop Procrastinating and Get More Done in Less time (Ăn ngay con ếch đó – 21 nguyên tắc tránh trì hoãn và hoàn thành nhiều việc trong thời gian ngắn nhất), tác giả Brian Tracy, Chủ tịch công ty Brian Tracy international và cũng là một diễn giả nổi tiếng, cũng cho rằng “thực hiện công việc theo từng bước” là một trong những nguyên tắc thành công.

Chuyện cuối tuần: Bạn còn nhớ làm thế nào để ăn hết một con voi? hãy nhớ thêm bài học hãy bắt đầu ngay từ chỗ bạn đang đứng - Ảnh 2.

Trong cuộc sống, khi đối mặt với một vấn đề lớn cần giải quyết có nhiều cách để chia nhỏ mục tiêu. Có thể chia nhỏ công việc theo từng phần, từng hạng mục để song song hoặc lần lượt tiến hành. Nhưng cũng có một cách khác là chia nhỏ công việc theo thời gian.

Hãy tưởng tượng bạn đang xây một ngôi nhà, mốc thời gian là 1 năm hoàn thành. Nếu cứ luôn nghĩ 1 năm nữa nhà sẽ xong thì bạn sẽ thấy nó rất dài và xa. Nhưng cũng 1 ngôi nhà xây trong 1 năm nếu bạn chia nhỏ thời gian sẽ thấy nhanh hơn. Ví dụ, 2 tháng nữa là xong phần móng, tháng nữa thôi là đổ tầng 1 rồi, chỉ 2 tháng nữa là đổ xong tầng 2, tháng sau bắt đầu vào phần da trát, ôi còn tháng nữa là bắt đầu sơn nhà rồi, tuần sau bắt đầu lắp nội thất… như thế mốc thời gian 1 năm của bạn sẽ vô tình trôi qua rất nhanh.

Cũng một ví dụ khác để minh họa việc chia nhỏ thời gian chẳng hạn nếu bạn chạy xe đường xa 300-400km, nếu bạn cứ nghĩ 5-6 tiếng đến nơi, bạn sẽ thấy rất lâu khi thời gian còn lại cứ tính bằng mấy tiếng. Tuy nhiên, nếu bạn chia nhỏ ra, rằng 20 phút nữa sẽ bắt đầu vào cao tốc, rồi thì sắp hết cao tốc rồi, còn tầm 15 phút nữa sẽ lại ra đến quốc lộ, rồi thì ra quốc lộ rồi, chạy tầm 30 phút là tới trạm thu phí xxx, rồi thì gần hết địa phận tỉnh yyy rồi, rồi thì sau cổng chào đó chạy tầm 15 phút sẽ đến lối rẽ vào đường tránh, rồi thì, từ đường tránh chạy một mạch tầm 30 phút thôi là đến lối ra, từ đó chỉ chục phút là đến nơi….

Có đôi khi, chặng đường quá dài tới mục tiêu khiến bạn nản chí, nhưng bạn hãy lưu ý quy tắc: chỉ trăm bước nữa là tới đích. Nguyên tắc này cũng vậy, với một chặng đường dài cần hoàn thành, bạn hãy chia nhỏ các mốc đến trên chặng đường đó và hoàn thành từng mục tiêu một, bạn sẽ thấy cung đường cần đi ngắn lại rất nhiều.

Brian Tracy cũng cho rằng cần chia nhỏ công việc. Ông viết rằng, “Làm thế nào để ăn hết một con voi? Câu trả lời là chúng ta cần ăn từng miếng một”. Và công việc cũng vậy, phải biết cách chia nhỏ để hoàn thành. Đây cũng là nguyên tắc thức 18 trong 21 nguyên tắc ông đặt ra.

Chuyện cuối tuần: Nguyên tắc “chỉ trăm bước nữa là tới đích” hay “làm thế nào để ăn thịt một con voi”

Bài viết mới