Chuyện chưa kể về đồng tiền ‘nghị lực’ nhất thế giới: Biến quốc gia châm ngòi khủng hoảng tài chính châu Á trở lại vị thế "mãnh hổ kinh tế"

TIN MỚI

Vào tháng 2/1998, ông Ruchir Sharmam, chủ tịch của Rockefeller International, đang ở Bangkok. Đây chính là nơi châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

Sự sụp đổ của đồng baht Thái Lan đã gây ra một cuộc khủng hoảng hàng loạt về tiền tệ và thị trường. Người biểu tình tràn ra đường phố và sự hỗn loạn lan rộng. Khi các nhà lãnh đạo thế giới chạy đua với thời gian để ngăn cuộc khủng hoảng lây lan ra toàn cầu, Thái Lan và các quốc gia láng giềng đã chìm vào suy thoái.

Chứng khoán giảm hơn 60% và đồng baht mất hơn một nửa giá trị so với đồng USD khiến nền kinh tế Thái Lan suy giảm gần 20%. Giá cả ở Bangkok trở nên rẻ không tưởng. Sharmam đã không dám mua cổ phiếu Thái Lan vì có quá nhiều bất ổn. Nhưng ông đã rời Thái với rất nhiều đồ đạc giá rẻ cùng hai bộ gậy golf.

Nhưng “bộ phim” về nền kinh tế Thái Lan khi ấy lại có cái kết gây bất ngờ. Kể từ đầu năm 1998, Thái Lan đã trở nên mờ nhạt trên bản đồ toàn cầu, nhưng đồng baht lại chứng tỏ khả năng phục hồi phi thường, giữ được tỷ giá với đồng USD tốt hơn mọi đồng tiền mới nổi khác trên thế giới. Thậm chí, đồng baht còn tốt hơn mọi loại tiền tệ khác, trừ đồng Franc Thuỵ Sĩ ở các nước phát triển.

Ngược lại, ở Indonesia, đồng rupiah giao dịch gần 15.500 rupiah đổi 1 USD, giảm từ mức 2.400 trước khủng hoảng. Trong khi đó, đồng baht giao dịch ở mức 33 baht đổi 1 USD, không thấp hơn nhiều so với mức 26 baht đổi 1 USD trước khủng hoảng.

Mặc dù đồng tiền giảm giá trị, hàng hoá và dịch vụ tại Thái Lan hầu như không bị đắt đỏ. Một du khách nước ngoài vẫn có thể tìm thấy phòng khách sạn 5 sao với giá dưới 200 USD/đêm, một bữa tối thịnh soạn ở Phuket với giá 30 USD. Như vậy, Thái Lan có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Tâm điểm của cuộc khủng hoảng đã trở thành mỏ neo của sự ổn định, đồng thời là bài học cho các nền kinh tế mới nổi khác.

Sau năm 1998, nhiều nền kinh tế mới nổi trở nên bảo thủ hơn về tài chính, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Nhưng không có quốc gia nào trong khu vực chuyển sang nền kinh tế chính thống nhất quán như Thái Lan, để tránh những phản ứng thái quá có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài sợ hãi và phá huỷ tiền tệ.

Chuyện chưa kể về đồng tiền ‘nghị lực’ nhất thế giới: Biến quốc gia châm ngòi khủng hoảng tài chính châu Á trở lại vị thế mãnh hổ kinh tế - Ảnh 1.

Một cửa hàng ở Bangkok, Thái Lan, giảm giá 50% trong một nỗ lực tuyệt vọng để thu hút những khách hàng đã mất khả năng chi tiêu sau cuộc khủng hoảng tài chính. Ảnh: Getty Images.

Đông Nam Á đã phục hồi vào năm 2000. Kể từ đó, thâm hụt của chính phủ tại Thái Lan trung bình ở mức 1% GDP, thấp hơn một nửa so với mức trung bình của các nền kinh tế mới nổi khác. Ngân hàng trung ương của Thái Lan cũng rất thận trọng, giữ lãi suất tương đối cao và tăng trưởng cung tiền 7%/năm, thấp thứ 3 trong số các nền kinh tế mới nổi lớn.

Và phần thưởng cuối cùng dành cho Thái Lan là lạm phát thấp. Lạm phát tại quốc gia này chỉ hơn 2%, bằng Mỹ. Đây được đánh giá như một kỳ tích đối với một nước mới nổi. Trong số các nền kinh tế mới nổi khác, chỉ có Trung Quốc, Đài Loan và Saudi Arabia có lạm phát thấp hơn Thái Lan từ năm 1998.

Trước cuộc khủng hoảng, Thái Lan đã neo đồng baht với đồng USD để đi vay mượn nhiều từ nước ngoài, gây thâm hụt nặng tài khoản vãng lai. Khi người nước ngoài mất niềm tin vào Thái Lan, chính phủ buộc phải bỏ neo và cho phép đồng baht thả nổi tự do. Sự sụp đổ xảy ra ngay sau đó, nhưng đồng baht không ngừng phục hồi, cuối cùng trở thành một trong những đồng tiền ít biến động nhất.

Thu nhập ổn định từ nước ngoài đã giúp đỡ nhiều cho Thái Lan. Nước này trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi cởi mở nhất. Thương mại đã tăng từ 80% GDP năm 1998 lên hơn 110% hiện nay. Khi Thái Lan phát huy thế mạnh về du lịch và sản xuất, lĩnh vực vốn tạo ra 1/4 GDP, thâm hụt bên ngoài đã nhường chỗ cho thặng dư.

Trong cuộc khủng hoảng, Sharmam đã lái xe trên đường cao tốc 4 làn để xem những nhà máy bắt đầu mọc lên trên những ngọn đồi phía đông. Các cơ sở sản xuất như ô tô và phụ tùng xe điện không ngừng phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài lớn.

Trong khi đó, các điểm du lịch hấp dẫn xung quanh Phuket và Koh Samui được mở rộng. Song song với đó là những bước đột phá mới giúp dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe phát triển. Kể từ cuộc khủng hoảng, du lịch đã tăng hơn gấp đôi tỷ trọng trong GDP, lên mức 12%, trở thành một nguồn thu ngoại tệ lớn phi thường.

Thái Lan cũng có những khuyết điểm, bao gồm các khoản nợ hộ gia đình nặng hơn và dân số già đi nhanh hơn so với hầu hết các quốc gia khác. Mặc dù vậy, thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã tăng hơn gấp đôi, từ 3.000 USD trước cuộc khủng hoảng lên gần 8.000 USD.

Hơn nữa, Thái Lan đã đạt được sự ổn định tài chính bất chấp những biến động chính trị. Bằng cách vượt qua những thách thức mà đồng franc Thụy Sĩ chưa từng gặp phải, đồng baht của Thái Lan đã khẳng định được vị thế đồng tiền “nghị lực” nhất thế giới.

Theo FT

Đừng mơ tới việc FED là bạn: Ngân hàng Wells Fargo gióng hồi chuông cảnh báo trước báo cáo lạm phát

Anh Dũng

Nhịp Sống Thị Trường

Bài viết mới