John Roberts là thẩm phán cao nhất tại nước Mỹ. Tốt nghiệp đại học Harvard, ông hiện là Chánh án thứ 17 và là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của ông phải luôn là một con người khôn ngoan và rõ ràng phẩm chất đó không chỉ giới hạn trong tòa án.
Gần đây, ông có đến tham dự lễ tốt nghiệp trung học của cậu con trai của mình không phải với tư cách là một chánh án, mà là một vị phụ huynh. Nhưng người cha nào lại chúc con mình bất mình bất hạnh và gặp những điều tồi tệ nhất trong đời?
Khoan hãy gọi ông là “máu lạnh”, “độc ác” hay “không biết thương yêu con”, hãy nghe những lời lẽ sắc như nhát kiếm nhọn mà ông dành cho bọn trẻ cũng vì mong chúng trưởng thành…nhưng không phải theo cách bao bọc thường thấy ở phụ huynh Việt.
Vị chánh án này nói rằng các bài diễn thuyết trong lễ tốt nghiệp thường tràn ngập những lời chúc tốt đẹp, nhưng nói rằng “ta sẽ không làm thế, và ta sẽ nói với các con tại sao”
“Từ giờ về sau, ta hy vọng con sẽ bị đối xử bất công, bởi chỉ có như vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng.
Ta hy vọng con có thể nếm trải một chút mùi vị của sự phản bội, bởi chỉ có như vậy con mới có thể lĩnh hội được tầm quan trọng của sự chân thành.
Xin lỗi phải nói thế này, nhưng ta hy vọng con cảm nhận được sự cô đơn hàng ngày, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được rằng bạn bè không phải là thứ trời cho mà con phải giữ gìn.
Ta hy vọng con có thể gặp xui xẻo liên tục, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được ý nghĩa của may mắn trong đời, hiểu được sự thành công mình có lẽ chỉ là do vận may, và sự thất bại của người khác cũng không phải là đáng đời.
Và khi con gặp thất bại, từ nay về sau còn nhiều, đối thủ của con sẽ châm chọc và cười nhạo trên sự đau khổ của con. Bởi như vậy con mới hiểu có phong độ rốt cuộc quan trọng như thế nào.
Ta hy vọng thi thoảng con bị người khác coi thường, chỉ có như vậy con mới hiểu được học cách tôn trọng và lắng nghe là quan trọng tới mức nào. Và ta cũng hy vọng con sẽ học được đủ đau đớn để học cách cảm thông.
Cho dù ta có hy vọng những điều này hay không thì thật ra sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra trong cuộc sống của con. Con có thể tiếp thụ giáo huấn hoặc thu hoạch được gì trong đó hay không, đều dựa vào việc con có nhìn thấy những bài học trong khổ đau của mình hay không.“
Thành công, ông nhắc nhở lũ trẻ, đến từ những người không biết sợ hãi. “Và nếu các con có thất bại, con đứng dậy và thử lại một lần nữa. Và nếu con lại thất bại, con hãy lại đứng dậy và thử lại lần nữa. Và nếu con có thất bại một lần nữa – đó có thể là lúc hãy suy nghĩ làm một việc gì khác.”
Hình ảnh của John Roberts tại buổi tốt nghiệp.
Sau đó, theo thông lệ của những bài diễn thuyết tốt nghiệp, ông cho rằng người ta sẽ phải đưa ra một số lời khuyên vĩ đại. Ông khuyên chúng giản dị rằng hãy nhận thức được mình sung sướng thế nào – một ngôi trường với tỉ lệ 1 giáo viên trên 4 học sinh, nơi học sinh được mặc vest và thắt cà vạt, và học phí và chi phí ăn ở tốn khoảng 1.2 tỷ một năm.
Thông qua con trai mình, Roberts biết rất nhiều học sinh nhà giàu này, nhưng không hư. Mặc dù được sống với những đặc quyền đó, ông nói. “Lời khuyên của ta là: Đừng hành động như thể mình ở mâm trên.”
Ông thúc dục chúng, khi sang trường mới, hãy tự giới thiệu mình với mọi người “nhặt lá, xúc tuyết và dọn thùng rác“. Nhớ tên của mọi người, cười và gọi họ bằng tên của họ. “Điều tồi tệ nhất xảy ra khi người ta chỉ nhớ đến các con là một chàng trai trẻ nào đấy, biết cười và nói xin chào,” ông nói.
Rất nhiều người sau khi nghe được những lời diễn thuyết này đã tỏ ra vô cùng đồng thuận. Những lời “khó nghe” này giống như lời cảnh tỉnh. Chúng là những điều tinh túy nhất được chắt lọc lại từ một con người thông tuệ cả về mặt học thuật lẫn trải đời.
Tuy từ ngữ không mỹ miều, nhưng người cha này đã nói lên từ tận đáy lòng, mong muốn con mình học cách đối mặt với thế giới ngoài kia phức tạp với tâm thái cân bằng, ứng xử đúng đắn trước những gian nan gập ghềnh trong cuộc sống.