Trọng tâm cuốn sách “Stock Market Wizards“ sẽ cung cấp cho chúng ta hầu hết những triết lí đầu tư cũng như những bài học kinh nghiệm, các tri thức căn bản, quan trọng nhất là để hiểu được thị trường chứng khoán, quy tắc vận hành và đánh giá giá trị của cổ phiếu trong thị trường và đưa ra những quyết định sáng suốt, đem lại lợi nhuận cao.
Cuốn sách tập hợp gồm một loạt câu chuyện các cuộc phỏng vấn với các nhà giao dịch thành công và nổi tiếng nhất, với nhiều chi tiết nhất về sự thành công và những bí mật kinh nghiệm chuyên môn của họ trong đầu tư chứng khoán. Ở tuần liền trước, chúng ta đã đi sâu vào vào tìm hiểu các phương pháp của bậc thầy phủ thùy đầu tư nổi tiếng Richard Dennis. Trong khuôn khổ bài viết tuần này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu các phương pháp của bậc thầy phủ thùy đầu tư William O’Neil – người được giới đầu tư trên cả thế giới biết tới với phương pháp chọn lựa cổ phiếu CANSLIM.
William O’Neil được giới đầu tư lâu năm trên thế giới biết tới là một nhà đầu tư tài ba và đồng thời có khởi điểm là một nhà môi giới chứng khoán hàng đầu, một nhà đầu tư cổ phiếu theo chiến lược tăng trưởng CANSLIM , cũng là tác giả và là người sáng lập ra tạp chí tài chính Investor’s Business Daily, là một địch thủ đáng gờm của tờ Nhật báo phố Wall.
Sự nghiệp đầu tư của ông được bắt đầu kể từ khi ông đăng kí theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh tại đại học Southern Methodist University, nhận bằng cử nhân năm 1955. Lúc còn trong trường, khi vẫn đang là một cậu sinh viên ông đã có niềm đam mê sâu sắc với chứng khoán và tham gia tất cả các lớp học tìm hiểu về đầu tư tại thời điểm đó. Sau này, ông khởi nghiệp với vị trí một nhân viên môi giới chứng khoán cho công ty Hayden, Stone & Company và phát triển một chiến lược đầu tư mà ngày nay chúng ta được biết tới với tên gọi CANSLIM, chính CANSLIM đã giúp ông bước lên đỉnh cao trở thành nhân viên môi giới xuất sắc nhất của công ty trong giai đoạn này.
Những thành công trong công việc môi giới cũng như đầu tư tài chính đã đưa ông đến quyết định thành lập một công ty môi giới, William O’Neil & Co., Inc – vào năm 1963. Ở độ tuổi 30, O’Neil trở thành người trẻ nhất từng mua một chỗ trong sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Từ năm 1962 đến 1964 với mô hình CANSLIM kết hợp phân tích biểu đồ đã giúp tài khoản chứng khoán của ông tăng lên tới trên 20 lần.
Thời gian sau đó, ông đã sáng lập ra tờ nhật báo tài chính quốc gia với tên gọi là Investor’s Daily William O’Neil, sau này trở thành tờ Investor’s Business Daily vào năm 1991. Hiện nay, ông vẫn là CEO của William O’Neil & Co., là chủ tịch và chủ bút của tờ Investor’s Business Daily, ngoài ra còn thường xuyên viết và giảng bài về các chủ đề liên quan đến đầu tư trên khắp nước Mỹ.
Về quan điểm, kiểu đầu tư của ông chỉ là tìm kiếm những cổ phiếu tăng trưởng có tiềm năng tăng giá nhanh nhất kể từ thời điểm mua vào theo phương châm đúc kết “mua con mạnh, bán con yếu”.
Các phương pháp mà phù thủy William O’Neil đưa ra được đúc kết ngắn gọn từ cuốn sách với tên gọi CANSLIM là như sau:
C: Current Quaterly Earnings Per Share
Ông từng nhận định rằng, hầu hết các cổ phiếu tốt đều có sự gia tăng lợi nhuận so với cùng quý năm trước đó và tỷ lệ tăng càng cao thì chứng tỏ cổ phiếu càng có nhiều triển vọng. Theo ông, các nhà đầu tư trước khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu cần xem xét tới sự gia tăng mạnh mẽ lợi nhuận của cổ phiếu đó, cụ thể là mức tăng trưởng của lãi ròng trên mỗi cổ phiếu tối thiểu trong 3 – 6 tháng gần nhất.
A: Annual Earnings Increases
Theo bậc thầy, cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn trong vòng 5 năm trước đó. Các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và đạt trên 25%, tuy nhiên nên chú ý tới chu kỳ kinh doanh của từng ngành, từng công ty. Đối với ông, tiêu chí này có thể giúp NĐT loại bỏ khoảng 80% các cổ phiếu tồi.
Để có được sự chính xác về mức gia tăng lợi nhuận, NĐT cần nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan đến công ty mà họ muốn đầu tư. Các thông tin này bao gồm lịch sử và đặc điểm của công ty, tình hình tài chính, các chi tiết của đợt phát hành cổ phiếu và tổ chức bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tìm các thông tin này trong báo cáo tài chính của công ty hoặc từ các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư. Các quyết định đầu tư chỉ nên đưa ra khi bạn đã có đủ cơ sở thông tin về cổ phiếu cũng như về mức tăng trưởng lãi ròng hàng năm.
N: New Products, New Management, New Highs
Những nghiên cứu của William chỉ ra rằng giá cổ phiếu tăng sẽ bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó. Những nhân tố này thường là sản phẩm mới của công ty, ban giám đốc mới, phương thức quản lý mới của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Do vậy, sẽ không bao giờ thừa nếu các nhà đầu tư quan tâm đến những nhân tố nội tại này. Nếu xét thấy những nhân tố này có sự ổn định, không có biểu hiện đột biến theo chiều hướng xấu, thì đó sẽ là một cổ phiếu có nhiều triển vọng tăng trưởng trên thị trường chứng khoán.
S: Supply and Demand
Cổ phiếu cũng là một loại hàng hoá, do vậy, giá cả chịu sự điều chỉnh của quan hệ cung cầu. Cách tốt nhất để ước lượng cung cầu của một cổ phiếu là theo dõi số lượng cổ phần giao dịch hàng ngày của nó. Nếu một cổ phiếu giảm giá, khối lượng giao dịch không tăng thể hiện không có áp lực bán ra đáng kể, ngược lại, khi nó tăng giá khối lượng sẽ tăng dần thể hiện cổ phiếu đang được mua vào
Ông cũng đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu được công ty mua lại và cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn tự có vừa phải, bởi theo ông thì tỷ lệ này càng cao bao nhiêu công ty sẽ càng phải đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai nhiều bấy nhiêu.
L: Leader and Laggard
Theo ông, NĐT cá nhân trên thị trường chỉ nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất trong nhóm những cổ phiếu đầu bảng hiện tại, còn lại nên dành tiền cho những cổ phiếu có khả năng sinh lời trong tương lai. Ðặc biệt, các nhà đầu tư cần tránh mua những cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhưng không bền vững, chẳng hạn như cổ phiếu lên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật… bởi vì các cổ phiếu này được đánh giá là những cổ phiếu tụt hậu, không sớm thì muộn cũng mất giá.
I: Institutional Sponsorship
Định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan chính phủ chuyên về tài chính đầu tư. Các cơ quan này có thể nắm giữ một số lượng cổ phiếu nhất định của các công ty nào đó, nhờ vậy mà công ty sẽ có sự ủng hộ và trợ giúp mạnh mẽ từ những cơ quan này, một điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, khiến giá cổ phiếu tăng mạnh.
M: Market Direction
Yếu tố thị trường là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu. Do đó, William nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu các đồ thị biến động giá chứng khoán theo ngày, theo tuần và theo tháng trước mỗi quyết định đầu tư cổ phiếu.
Ngày nay, khi nhắc đến ông, người ta đều nhớ đến câu nói nổi tiếng “Không có lĩnh vực nào đem lại lợi nhuận nhanh và lớn bằng đầu tư chứng khoán”. Có lẽ rằng cho đến tận ngày nay, các nguyên lý kinh doanh chứng khoán mà ông kỳ công đúc kết vẫn luôn là những kiến thức và bài học quan trọng cho tất cả những ai muốn thử sức với thị trường chứng khoán ngay từ giây phút đầu tiên ta bắt đầu gấp trang sách lại!.
Tác giả Jack D. Schwager
Tác giả Jack D. Schwager là một tác giả nổi tiếng, nhà quản lý quỹ và là một chuyên gia ngành công nghiệp trong tương lai và các quỹ phòng hộ. Ông có bằng Thạc sỹ Kinh tế của Đại học Brown vào năm 1971
Hiện ông đang là nhà quản lý đồng tài trợ cho Quỹ Đầu tư Chiến lược Đa dạng Các Nhà đầu tư ADM. Ông cũng là cố vấn của Catalytic Investment Group Pte LTD, một công ty quản lý quỹ nổi tiếng ở Singapore, cho quỹ đa chiến lược của nhiều nhà quản lý. Trước đó, Schwager là đối tác của Tập đoàn Fortune, một công ty tư vấn quỹ phòng hộ rủi ro tại London, chuyên về tạo lập danh mục vốn đầu tư cho các khách hàng định chế. Kinh nghiệm trước đây của ông bao gồm 22 năm làm Giám đốc nghiên cứu về thị trường cho một số công ty hàng đầu của Phố Wall.
Schwager đã viết rất nhiều cuốn sách về thị trường tài chính chứng khoán. Ông có ba tác phẩm để đời là:Market Wizards (1989), The New Market Wizards (1992) và Stock Market Wizards (2001).