Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nhen nhóm bùng nổ, cổ phiếu của ZTE bị bán tống bán tháo không thương tiếc

Thiệt hại từ những mâu thuẫn thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang ngày càng thấy rõ trong thị trường chứng khoán của Trung Quốc. Giá cổ phiếu ZTE vẫn đang quay cuồng, mặc dù công ty đã đạt được thoả thuận để dỡ bỏ lệnh cấm mua công nghệ của Mỹ.

Cổ phiếu của công ty sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc đã liên tục giảm mạnh trong 7 ngày liên tiếp kể từ ngày 13 tháng 6, khi mà giao dịch cổ phiếu ZTE bắt đầu trở lại sau khi có thoả thuận sơ bộ với chính quyền Mỹ. Cổ phiếu đã mất đến hơn một nửa giá trị khi mà giao dịch bị tạm dưng hồi tháng 4.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhen nhóm bùng nổ, cổ phiếu của ZTE bị bán tống bán tháo không thương tiếc - Ảnh 1.

Nỗi lo sợ khủng hoản tiền mặt đã giảm bớt kể từ khi ZTE công bố vào tuần trước rằng họ sẽ kiếm hơn 10 tỷ USD hạn mức tín dụng từ hai ngân hàng nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên, triển vọng tương lai của ZTE vẫn còn rất mù mịt. Một nhà phân tích nhận xét: “Hiện không thể nào lường trước được rằng công ty này sẽ xây dựng lại hoạt động kinh doanh tại Mỹ của họ như thế nào.”

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhen nhóm bùng nổ, cổ phiếu của ZTE bị bán tống bán tháo không thương tiếc - Ảnh 2.

ZTE cũng không phải là công ty Trung Quốc duy nhất chịu thiệt hại trong vụ mâu thuẫn thương mại với Donald Trump.

Cổ phiếu của hãng sản xuất màn hình BOE Technology Group đã giảm gần một nửa so với mức giá đạt được trong tháng 1.

Cổ phiếu của công ty này cũng đã tụt dốc thê thảm sau khi công ty này bị chính quyền Trump cáo buộc là đã lạm dụng sở hữu trí tuệ. BOE cũng vướng phải nhiều rắc rối với ZTE, do BOE cung cấp linh kiện cho ZTE.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhen nhóm bùng nổ, cổ phiếu của ZTE bị bán tống bán tháo không thương tiếc - Ảnh 3.

Cổ phiếu của BYD, một công ty sản xuất ô tô điện và pin ô tô cũng bị bán tháo không thương tiếc. Những chiếc xe với lượng khí thải thấp là một phần của kế hoạch “Made in China 2025” của Bắc Kinh nhằm thực hiện công cuộc hiện đại hoá công nghiệp, một điều mà chính quyền của Trump coi là một mối đe doạ với lợi thế của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ cao.

Thậm chí đến cả cổ phiếu của WH Group, công ty chế biến thịt lớn lớn nhất thế giới, cũng đã giảm đến hơn 30% kể từ mức cao của năm, do các nhà đầu tư lo ngại về mức thuế quan của Trung Quốc đối với thịt lợn của Mỹ. Công ty này hiện đang sở hữu công ty Smithfield Foods có trụ sở tại Mỹ, xuất khẩu thịt hun khói và các sản phẩm từ thịt lợn sang Trung Quốc.

Tham khảo Asia Nikkei

Cổ phiếu ZTE lao dốc 17 sau khi Thượng viện Mỹ thông qua lệnh tái cấm vận

Bài viết mới