Hơn 20 năm trước, nhà nghiên cứu tâm lý Arthur Aron đã soạn ra 36 câu hỏi, những câu hỏi này được thành lập với mục đích gắn kết 2 con người mà ông cho rằng họ sẽ yêu nhau ngay lập tức. Mặc dù vậy, những nghiên cứu cùng thì nghiệm của ông mới chỉ được thực hiện trên giấy tờ nên ông không chắc kết quả của nó ra sao.
Các mối quan hệ được hình thành từ sự kết nối giữa hai cá nhân.
Và thật không thể tin được! Arthur đã thành công khi kết nối một nam giới và một nữ giới với nhau, chỉ với việc ngồi đối diện và họ tự hỏi nhau cũng như trả lời 36 câu hỏi riêng tư trên. Để giảm căng thẳng trong quá trình hỏi cũng như trả lời, cuộc phỏng vấn tình yêu này được chia thành 3 phần. Tất nhiên cả hai người tham gia đều phải trút bỏ ngại ngùng và chia sẻ thật dù cho đó là những điều thầm kín nhất. Sau khi hoàn thành các câu hỏi, họ được yêu cầu nhìn vào mắt nhau trong 4 phút và không nói gì thêm nữa.
Chỉ 6 tháng sau buổi gặp mặt đó, cặp đôi này kết hôn với nhau.
Không tin vào những gì Arthur thử nghiệm, tác giả Mandy Len Catron của thời báo New York Times tự thử nghiệm với chính bản thân mình. Mặc dù vậy, trong lần thử nghiệm này, bộ câu hỏi của Arthur lại tiếp tục thành công. Như vậy, chỉ với 36 câu hỏi, 4 phút nhìn vào mắt nhau và tất nhiên là vài buổi hoạt động tập thể, hai người có thể tới với nhau mà không gặp bất kì khó khăn nào.
Bạn không tin? Hãy thử nghiệm với chính bản thân mình xem hiệu quả của nó tới đâu.
Chuyên gia tâm lý, tác giả Arthur Aron.
Giai đoạn 1: Tìm hiểu
Trong bất kì cuộc hội thoại nào, chúng ta đều nên mở đầu bằng những thứ đơn giản nhất.
1. Nếu được chọn bất kì ai trên thế giới để ăn tối cùng, bạn sẽ chọn ai?
2. Bạn có muốn được nổi tiếng không? Nếu có, bạn muốn nổi tiếng theo cách nào?
3. Trước khi gọi điện thoại cho ai đó, bạn có tập rượt trước mình sẽ nói những gì không? Tại sao bạn lại làm thế?
4. Một ngày hoàn hảo của bạn sẽ như thế nào?
5. Lần cuối cùng bạn tự hát với bản thân mình là bao giờ? Thế còn hát trước những người khác?
6. Nếu như bạn sống được tới 90 tuổi, bạn sẽ giữ tâm hồn hay thể xác của mình cho 60 năm cuối của cuộc đời?
7. Có bao giờ bạn nghĩ về cái chết chưa? Bạn tưởng tượng rằng mình sẽ qua đời như thế nào?
8. Sau 7 câu hỏi phía trên, cả hai hoặc bạn sẽ nêu lên 3 đặc điểm giống nhau của cả hai người.
9. Trong suốt cuộc đời, điều gì khiến bạn thấy thanh thản nhất?
10. Nếu có thể thay đổi được cách mà cha mẹ nuôi bạn trưởng thành, điều đó sẽ là gì?
11. Sau những câu hỏi trên, hãy dành ra 4 phút để kể cho người kia về cuộc sống của bạn, càng chi tiết càng tốt.
12. Nếu như sáng mai thức dậy bạn có thêm một vật dụng mới hoặc một khả năng mới, đó sẽ là thứ gì?
Giai đoạn 2: Gắn kết
13. Nếu như có một quả cầu tiên tri xuất hiện, nó cho bạn biết về bản thân, cuộc sống, tương lai hay bất kì thứ gì bạn thắc mắc, bạn sẽ hỏi quả cầu này điều gì?
14. Có điều nào bạn mong muốn thực hiện từ rất lâu nhưng chưa thực hiện được không? Tại sao bạn lại không thực hiện nó?
15. Thành quả lớn nhất trong đời của bạn là gì?
16. Trong tình bạn, đâu là thứ bạn coi trọng nhất?
17. Kỉ niệm đáng nhớ nhất của bạn là gì?
18. Kỉ niệm tệ hại nhất của bạn là gì?
19. Nếu như biết trước rằng mình chỉ còn sống được một năm, liệu bạn có thay đổi lối sống hiện tại không? Tại sao?
20. Đối với bạn, tình bạn có nghĩa như thế nào?
21. Tình yêu và cảm xúc có vai trò ra sao trong cuộc sống của bạn?
22. Hãy lọc ra 5 điểm tích cực của người đối diện sau đó chia sẻ điều này với họ, nội dung chia sẻ có thể là những câu chuyện hoặc chỉ cần có liên quan tới những điểm cần nói.
23. Bạn có gắn bó với gia đình mình không? Bạn có cảm thấy rằng thời thơ ấu của bạn hạnh phúc hơn so với những người khác không?
24. Bạn và mẹ có quan hệ tốt không?
Giai đoạn 3: Chia sẻ
25. Mỗi người sẽ nói 3 câu với đại từ “chúng ta”. Ví dụ: “Chúng ta cùng có chung sở thích là…”.
26. Hãy hoàn thiện câu “Tôi mong rằng mình đã có ai đó để chia sẻ được…” (tất nhiên, hoàn thiện và nói với người đối diện).
27. Nếu như cảm thấy có sự gắn kết với người còn lại, hãy chia sẻ những điều bạn cho là quan trọng với người kia.
28. Hãy nói cho người kia những điều mà bạn thích ở họ, bạn cần nói thật lòng và đừng ngại ngùng cho dù hai người chỉ mới gặp nhau.
29. Sau tất cả, hãy chia sẻ cho người kia khoảnh khắc đáng xấu hổ nhất trong cuộc đời bạn.
30. Lần gần nhất người khác làm bạn khóc là khi nào? Lần gần nhất bạn tự khóc vì bạn thân mình là lúc nào?
31. Hãy nói với người còn lại điều mà bạn thích nhất ở họ, đây có thể là tính cách hay thậm chí chỉ là cách họ cười hay nói.
32. Đâu sẽ là thứ không nên lấy ra làm trò đùa?
33. Nếu như bạn chết vào tối nay đồng thời không có cơ hội để liên lạc với bất kì ai, bạn sẽ tiếc nhất vì không nói được điều gì? Tại sao tới giờ bạn vẫn chưa làm điều đó?
34. Nếu như căn nhà bạn đang sống cùng tất cả đồ đạc trong đó bị cháy. Sau khi cứu những người bạn yêu thương, thú cưng, bạn chỉ có đủ thời gian để cứu một đồ vật duy nhất trong nhà, đó sẽ là thứ gì? Tại sao?
35. Sự qua đời của người nào trong gia đình đã khiến bạn suy sụp nhất? Tại sao?
36. Đây là bước cuối cùng, hãy chia sẻ những rắc rối của bản thân sau đó hỏi người đối diện cách thức để giải quyết nó. Đồng thời hỏi người đối diện rằng bạn trông ra sao khi nhắc tới rắc rối đó, câu hỏi có thể chỉ đơn giản như “vừa rồi trông mình có tệ hại lắm không?”.
Toàn bộ quá trình đã hoàn tất, để mọi thứ chắc chắn hơn (nếu bạn muốn đi tới cái đích nào đó), hãy rủ người kia đi chơi riêng. Những câu hỏi mang tính cá nhân cao sẽ là cầu nối giúp hai cá nhân xích lại gần nhau hơn. Trong nghiên cứu của mình, Arthur có nói:
“Yếu tố quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ gắn bó là duy trì, phát triển, gắn kết và tiết lộ những bí mật của bản thân”.