Bốn bài học đơn giản về tiền bạc này sẽ dễ dàng giúp bạn giáo dục con cái một cách hoàn hảo. Và nếu là một phụ huynh có hiểu biết về quản lý tài ch, bạn có thể giúp con làm chủ đồng tiền ngay từ khi còn nhỏ.
1. Học cách tạo ngân sách
Đúng vậy, các thiên thần nhỏ bé của bạn có thể không phải trả tiền cho việc thuê nhà hay thanh toán cho việc mua sắn ở cửa hàng tạp hóa. Nhưng việc dạy trẻ làm thế nào để quản lý ngân sách một cách có hiệu quả ngay từ khi còn nhỏ sẽ mang lại tác động sâu sắc và tích cực bởi cuối cùng cũng sẽ đến lúc chúng sẽ có ngân sách riêng của mình. Quản lý ngân sách sẽ là nền móng cho việc một ngày nào đó chúng sẽ quản lý tài chính cá nhân của chính mình.
Là cha mẹ, hãy xác định xem bản thân bạn cảm thấy thoải mái như thế nào khi cho con bạn một khoản trợ cấp hàng tuần. Một số chuyên gia khuyên rằng bạn nên cho con của bạn 1 đô la cho mỗi độ tuổi của nó, vì vậy đứa trẻ 6 tuổi sẽ nhận được 6 USD một tuần, và đứa trẻ 13 tuổi sẽ nhận được 13 USD một tuần. Tuy nhiên, quy tắc này sẽ không thể phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy dành thời gian để suy nghĩ về mức độ mà cá nhân bạn cảm thấy thoải mái về việc sẽ cung cấp cho con bạn bao nhiêu tiền.
Bây giờ bạn có một số tiền để chơi với bọn trẻ, giúp chúng có thể bắt đầu học những điều cơ bản về lập ngân sách. Chỉ định ba lọ riêng biệt cho ba loại ngân sách khác nhau bao gồm: tiết kiệm, chi tiêu và cho. Trả tiền cho con bạn bằng các hóa đơn nhỏ hoặc đồng xu để chúng có thể dễ dàng chia số tiền đó ra. Tất nhiên, bạn sẽ hướng dẫn chúng nên đặt bao nhiêu nên tiền trong mỗi lọ.
Tất nhiên tùy vào mỗi ông bố bà mẹ mà số tiền được chia vào mỗi lọ sẽ khác nhau, nhưng điều quan trọng của việc phân chia ngân sách này là nó sẽ giúp con bạn biết thế nào là giá trị của đồng tiền, cách lựa chọn và cách sắp xếp thứ tự ưu tiên.
2. Giải quyết các hệ quả của việc chi tiêu
Bọn trẻ có thể sẽ muốn sử dụng số tiền trong bình “chi tiêu” trong số ba bình của chúng. Khó khăn đặc biệt sẽ xuất hiện từ đây: Bạn sẽ phải để cho chúng tự đưa ra quyết định chi tiêu, ngay cả khi bạn không đồng ý. Chúng thậm chí có thể khóc khi không có tiền để chơi trờ chơi, nhưng điều quan trọng là bạn không thể nhượng bộ.
Nhìn thấy nước mắt của con bạn có thể cảm thấy đau lòng, nhưng bạn thậm chí có thể còn buồn hơn khi thấy chúng như biến thành “đứa trẻ ngoài 20 tuổi” khi thấy một cái máy chơi game mới đã được chuyển về nhà vì chúng đã bỏ tiền ra thuê. Mỗi quyết định chi tiêu đều có kết quả của nó, vì vậy con em của bạn nên học được điều đó càng sớm càng tốt, điều đó sẽ giúp bọn trẻ trở nên tốt hơn.
3. Cho bọn trẻ ‘cơ hội’ kiếm tiền ngay khi còn nhỏ
Bạn lo lắng rằng, nếu bạn chỉ cho con cách kiếm tiền, bọn trẻ sẽ đưa cho bạn một cái hóa đơn nếu bạn yêu cầu chúng dọn dẹp giường của chúng vào lần tới?
Việc phân chia việc nhà quá chặt chẽ với cấu trúc trợ cấp của bạn có thể mang lại những điều không tốt. Bạn vừa muốn dạy cho con mình biết rằng chúng phải kiếm được tiền, đồng thời cũng muốn chúng hiểu rằng đóng góp cho gia đình là một phần trong vai trò không lương của con trong gia đình.
Vì vậy bạn nên cân nhắc về việc lập một danh sách những việc vặt mà con của bạn sẽ được trả tiền sau khi làm và tiếp đó là một danh sách các nhiệm vụ riêng mà chúng muốn thực hiện – miễn phí. Sau đó, tạo ra một danh sách thứ ba những công việc mà bọn trẻ tự nguyện làm để có thể nhận thêm tiền.
Điều này sẽ dạy con cái của bạn biết rằng làm việc chăm chỉ thì sẽ được trả tiền và cho phép chúng tiết kiệm tiền để mua những thứ chúng muốn cho những dịp đặc biệt.
4. Kiểm soát ham muốn
Hãy chắc chắn rằng số tiền trong hộp “tiết kiệm” của con bạn đang được tiết kiệm thật sự, số tiền đó không phải dành để chi tiêu trong tương lai gần, cho dù bọn trẻ có van xin hay nài nỉ đi chăng nữa.
Bắt đầu xây dựng thói quen tiết kiệm cho con bạn bằng cách đảm bảo rằng tiền trong bình “tiết kiệm” của chúng không được sử dụng để “chi tiêu”. Điều này có nghĩa là, nếu con đang dư một số tiền và có ý định mua một món đồ chơi vào thứ Ba tuần tới, thì bạn nên chỉ cho con rằng, thay vì để vào bình “chi tiêu” thì nó nên được đặt trong bình “tiết kiệm”. Sử dụng bình “tiết kiệm” này cho mục tiêu dài hạn, ví dụ như tặng quà sinh nhật của bố vào sáu tháng sau hoặc mua quà lưu niệm trong chuyến du lịch vào kì nghỉ hè sắp tới.
Tiết kiệm tiền đòi hỏi sự kiên nhẫn và tính tự giác, đây là hai phẩm chất mà mọi đứa trẻ cần phải nắm bắt ngay từ khi còn nhỏ. Điều này giúp con của bạn có thể giải quyết các vấn đề cơ bản về lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu, và một ngày nào đó, khi con bạn có thể tự lập vững chắc về tài chính, tất cả những việc nuôi dạy con cái đó sẽ được chúng báo đáp.