“Cha đã không còn là cha của con nữa, ông ấy là cha của chiếc điện thoại”: Cha mẹ càng nghèo càng thích nghịch điện thoại

Bình thường khi đi bộ trên đường, tôi thường thấy nhiều cha mẹ một tay dắt con, một tay cầm điện thoại. Nhưng thay vì cẩn thận quan tâm đến con mình, họ chỉ cúi đầu chăm chú vào màn hình điện thoại.

Trước đây có một cậu bé đã “lên án” cha mình chơi điện thoại, cậu bé viết trong bài tập làm văn: “Cha đã không còn là cha của con nữa, ông ấy là cha của chiếc điện thoại”, tôi lại cảm thấy là nô lệ của điện thoại thì đúng hơn.

Vả lại thông qua việc tiếp xúc với những phụ huynh này, tôi nhận thấy: cha mẹ ở tầng lớp càng thấp thì càng thích nghịch điện thoại! Vì sao tôi lại nói như vậy? Rất nhiều ông bố tan ca về đến nhà, trong khi con mình đang làm bài tập, bản thân thì nằm trên sofa lo bấm điện thoại. Ngón tay lướt nhanh trên màn hình, con gọi họ kiểm tra bài làm cũng không hay biết gì.

Không khó để tưởng tượng, những bậc cha mẹ sống không mục tiêu, cả một ngày dành hết thời gian vào điện thoại và truyền hình, đối với vấn đề giáo dục con cái cũng không khá lên là bao, bởi vì họ luôn lơ là 3 điều quan trọng nhất!

“Cha đã không còn là cha của con nữa, ông ấy là cha của chiếc điện thoại”: Cha mẹ càng nghèo càng thích nghịch điện thoại - Ảnh 1.

1. Họ thiếu ý thức về học tập, trong khi những phụ huynh có tầm nhìn xa luôn chú trọng việc học.

Rời khỏi mái trường, đối với rất nhiều người mà nói có nghĩa là chẳng còn việc gì để làm. Ngày thường tan ca về nhà hoặc cuối tuần được nghỉ, họ không xem TV, không nghịch điện thoại thì còn có thể làm gì? Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng họ không cần phải học nữa, đây mới là nguyên nhân căn bản của việc hình thành cách giáo dục kém trong gia đình. Khái niệm học tập suốt đời đã được đề xướng trong nhiều năm qua.

Bản thân việc học là một quá trình dài vô tận, chỉ khi không ngừng học hỏi cái mới, chúng ta mới có thể đảm bảo duy trì một cuốc sống tốt đẹp. Mà một số bậc cha mẹ thường thiếu ý thức về học tập, họ nghĩ rằng dành thời gian cho điện thoại và truyền hình là lẽ đương nhiên. Những phụ huynh có tầm nhìn xa luôn chú trọng vào việc học. Họ có mục tiêu sống của riêng mình và xây dựng kế hoạch cuộc đời rõ ràng. Họ không chỉ chú ý trao dồi bản thân, mà còn liên tục khuyến khích con cái tiếp thu kiến ​​thức mới.

“Cha đã không còn là cha của con nữa, ông ấy là cha của chiếc điện thoại”: Cha mẹ càng nghèo càng thích nghịch điện thoại - Ảnh 2.

2. Họ lơ là tác dụng của việc làm gương

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Nhưng rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc dạy dỗ con cái là nhiệm vụ của giáo viên, còn họ chỉ cần gửi con đến trường. Như mọi người đều biết, nhiều hành vi của trẻ em bắt đầu từ việc mô phỏng, và cha mẹ là mục tiêu đầu tiên nhất để trẻ bắt chước. Nếu những người làm cha mẹ thiếu kiến thức, họ sẽ không ý thức được hành động và lời nói của mình ảnh hưởng như thế nào đối với con cái.

Mình thì ngày nào cũng xem TV, chơi điện thoại, lại bắt con cái học hành chăm chỉ; mình thì sống theo kiểu được ngày nào hay ngày nấy, lại bắt con cái tự lực tự cường để xuất chúng hơn người; mình thì xoay sở cuộc sống trong một mớ hỗn độn, lại bắt con cái phải thông thạo bất cứ thứ gì. Khi trẻ em được sinh ra và nuôi nấng với một quan niệm bất bình đẳng như vậy, bạn có thể mong đợi con bạn sẽ “ưu tú” như thế nào? Cha mẹ giỏi trước tiên phải là một giáo viên giỏi. Họ sẽ nghiêm khắc đòi hỏi ở bản thân, chú ý đến hành vi và hình ảnh của mình trước mặt con cái.

Vì vậy, muốn trở thành một phụ huynh giỏi, xin đừng ngồi bên cạnh xem TV khi con đang đọc sách, làm bài tập; cũng đừng vừa kiểm bài cho con vừa chốc chốc liếc nhìn điện thoại. Cho dù bạn thật sự cần phải sử dụng điện thoại, hãy cố gắng sử dụng ở những nơi con cái không nhìn thấy.

“Cha đã không còn là cha của con nữa, ông ấy là cha của chiếc điện thoại”: Cha mẹ càng nghèo càng thích nghịch điện thoại - Ảnh 3.

3. Họ chỉ biết đòi hỏi ở con mình

Một số phụ huynh ngày ngày lãng phí thời gian, sống một nửa cuộc đời tầm thường, nhưng lại muốn con cái mười năm miệt mài đèn sách, xuất chúng hơn người; bản thân thì mỗi ngày ôm điện thoại, nhưng lại bắt con cái chăm chỉ học hành.

Những cha mẹ biết cách giáo dục con cái trước tiên sẽ đối xử bình đẳng với bản thân và các con, đòi hỏi ở con cái những việc mà họ đảm bảo bản thân cũng có thể hoàn thành. Họ tôn trọng con cái và cho phép con có những thiếu sót, nhưng cũng nỗ lực để con trở nên tốt hơn.

Đối với những phụ huynh có mục tiêu sống, giáo dục con cái cũng là một quá trình họ bắt bản thân phải tiến bộ. Các bậc cha mẹ thường không muốn thừa nhận rằng việc ôm điện thoại cả ngày không phải là bỏ bê công việc, họ đã tìm ra một lý do khá đường hoàng cho hành động này: vì công việc.

Nhưng trên thực tế, có rất ít công việc thật sự cần đến điện thoại để hoàn thành, điện thoại hầu như chỉ được dùng cho việc nhắn tin. Phụ huynh giỏi sẽ không vừa lướt điện thoại, vừa đòi hỏi con cái phải chăm chỉ. Họ hiểu được ưu và nhược điểm của điện thoại di động, biết tự kiểm soát bản thân và chỉ dạy con cái.

Việc dạy dỗ thành công nhất trên thế giới chưa bao giờ là giáo viên giảng dạy trên bục, học sinh ở bên dưới ghi chép theo, mà được truyền đạt bằng lời nói và hành động. Bạn không hề tiết chế, vẫn giữ thói xấu nghịch điện thoại trước mặt con trẻ, sao có thể bắt chúng kiểm soát ham muốn, một lòng chỉ biết chăm chỉ học hành?

Khi có những dấu hiệu của trầm cảm, đây là cách giúp bạn tha thứ cho bản thân và tìm lại cuộc sống hạnh phúc, thảnh thơi

Bài viết mới