Cây dại bờ rào Việt Nam thành thần dược đắt giá toàn thế giới

Loại quả dại ở Việt Nam được thế giới tôn vinh

Me là loài cây bán dại, mọc phổ biến tại Việt Nam. Nhiều người coi chúng là một thứ quả bình thường, dùng để ăn vặt.

Me không chỉ là món ăn ngon mà còn dùng chữa bệnh rất hiệu quả.

Me không chỉ là món ăn ngon mà còn dùng chữa bệnh rất hiệu quả.

Nhưng ở Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới, cây me có một vị trí đặc biệt quan trọng, nằm trong danh sách bảo vệ của quốc gia nhờ những tác dụng tốt “từ gốc đến ngọn” mà nó mang lại. Theo ghi chép, me không chỉ là món ăn ngon, mà có thể dùng để chữa bệnh rất hiệu quả. Bột và thịt me có thể làm món súp nóng dùng để trị bệnh cảm lạnh theo cách chữa bệnh cổ truyền của người Ấn Độ.

Trung Quốc, Ấn Độ coi là “dược vương”, Việt Nam chỉ là thứ quả bình dân

Ở Việt Nam, chanh leo (chanh dây) chỉ là thứ quả bình dân. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác, nó được mệnh danh là “dược vương” trong các loại trái cây, được săn lùng và tìm kiếm. Một nghiên cứu đăng tải trên Hàng Châu Nhật báo cho hay, một quả chanh leo có giá trị tương đương với 10 quả táo.

Chanh leo được nhiều nước coi là dược vương.

Chanh leo được nhiều nước coi là “dược vương”.

Nghiên cứu cho thấy trái cây này có tác dụng giải độc, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn. Chanh leo cũng giàu axit amin cần thiết cho nhu cầu của cơ thể con người. Đây cũng được xem là thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp tự nhiên hiệu quả, an thần, giảm mất ngủ, thải độc và chữa trị các bệnh về tiêu hóa, bệnh trĩ vô cùng kỳ diệu.

Quả dại tầm bóp sang Nhật Bản bán 700.000 đồng/kg

Ở Việt Nam, quả tầm bóp được xem như là một quả dại, mọc lan ở khắp các ruộng lúa ở vùng nông thôn. Nhưng ở Nhật Bản, đây là một thứ quả khá đắt. Tính theo giá thành ghi trên bao bì, 1kg quả tầm bóp có giá bán lên tới 700.000 đồng, thậm chí còn đắt đỏ hơn giá của nhiều loại hoa quả nhập khẩu về Việt Nam như cherry Mỹ, hồng California, mận Mỹ,… Quả tầm bóp tại Nhật thường được người dân mua về ăn hoặc nấu canh.

Quả dại tầm bóp sang Nhật giá 700.000 đồng/kg

Quả dại tầm bóp sang Nhật giá 700.000 đồng/kg

Theo các nhà khoa học, tầm bóp có một số dược tính tốt. Ở Ấn Độ, người ta sử dụng toàn thân cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu. Nó còn có tác dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường.

Cây làm thức ăn cho gia súc ở Việt Nam đắt giá ở Nhật

Nhiều người tỏ ra rất ngạc nhiên khi biết cây bèo lục bình – loại cây mọc “bạt ngàn” ở các ruộng, ao tại Việt Nam lại được bán với giá khá đắt đỏ tại Nhật Bản. Cụ thể, tại một khu bán cây, hoa ở Nhật, có một thùng bèo được bày bán với giá 80 yên Nhật/cây, tương đương khoảng 16.000 đồng một cây.

Bức ảnh thùng bèo được bán tại Nhật Bản. (Ảnh: Facebook)

Bức ảnh thùng bèo được bán tại Nhật Bản. (Ảnh: Facebook)

Theo tìm hiểu, cây bèo tây tưởng “vô dụng” nhưng lại có rất nhiều công dụng hay như đắp vết thương, mụn nhọt rất tốt, hết mưng mủ, tránh sưng tấy, chống viêm khá hiệu quả. Ngoài ra, có thể dùng bèo tây để lọc nước. Với những công dụng này, bèo tây khá “hot” ở Nhật Bản. Nhưng ở Việt Nam, nó ít được “trọng dụng” mà chỉ dùng làm thức ăn cho vật nuôi.

Bán sang Nhật, rau tía tô có giá 500-700 đồng/lá

Tía tô là loại rau được trồng phổ biến ở Việt Nam và có giá rất rẻ. Nhiều người ngỡ ngàng khi biết tía tô xuất khẩu sang Nhật với giá cao ngất ngưởng, từ 500-700 đồng/lá.

Tía tô xuất sang Nhật giá 500-700 đồng/lá.

Tía tô xuất sang Nhật giá 500-700 đồng/lá.

Tía tô cũng là một loại thuốc chữa bệnh và phòng bệnh theo y học cổ truyền. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.

“Thần dược” rau sam được nhiều nước săn lùng

Dù được gọi là rau, nhưng ở Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như là rau dại , mọc đầy ở trong vườn, ven đường, bờ ruộng và chỉ dùng như một loại rau ăn lá rất hạn chế, thậm chí ở nhiều nơi còn dùng làm thức ăn cho bò.

Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đang “săn lùng” loại rau nhỏ bé này bởi những công dụng kỳ diệu đến không ngờ. Ở nhiều nước châu Âu, rau sam được dùng trong các món ăn khá phổ biến, người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp cũng rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt. Hoặc ở Mỹ có món rau sam trộn dầu giấm… Người Trung Hoa xưa gọi rau sam là “rau trường thọ”.

Rau sam được nhiều nước săn lùng như thần dược

Rau sam được nhiều nước ‘săn lùng’ như thần dược

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Úc, trong rau sam có chứa nhiều axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Đây cũng là loại rau chứa nhiều loại vitamin cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt.

Rau dền được thế giới ca ngợi, ở Việt Nam là rau bình dân

Rau dền cơm và dền đỏ ở Việt Nam trồng rất phổ biến, được bán với giá rất rẻ và chỉ được coi là thứ rau dân dã. Tuy nhiên, loại rau này rất được thế giới ưa chuộng, nhất là vùng Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. Nó được thế giới ca ngợi là loại rau trường thọ bởi công dụng đứng đầu bảng các nhóm rau.

Rau dền nhiều dưỡng chất và rất bổ máu

Rau dền nhiều dưỡng chất và rất bổ máu

Rau dền chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn so với các loại rau khác. Đồng thời nó cũng chứa chất đạm, chất xơ và nước. Hoạt chất sinh học trong dền đỏ có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính, bệnh ác tính và các bệnh làm giảm tuổi thọ của con người.

Tại Nigeria, rau dền cơm được bào chế thành dịch truyền vào máu để thanh lọc máu. Một số trung tâm nghiên cứu trên thế giới còn bào chế rau dền cơm thành loại em bôi điều trị viêm nhiễm mắt, thuốc động kinh và thuốc chống co giật.

Tầm bóp: Ở Việt Nam chỉ là quả dại, Nhật Bản bán 700.000 đồng/kg

Bài viết mới