Câu chuyện sáng tạo mỗi ngày trong 71 năm của Picasso và cái giá của sự thành công

Khi nói tới sự vĩ đại, thành công vượt trội, thứ mà người ta nhìn thấy chỉ là những danh vị cao, tài sản hào nhoáng hay những đóng góp cho nhận loại. Thế nhưng, đó chỉ là mặt nổi của cả một tảng băng chìm, vậy đâu là mặt tối của sự thành công?

Bạn biết Pablo Picasso, họa sĩ nổi tiếng chứ? Ông được đánh giá là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỉ 20 với rất nhiều tác phẩm đắt giá. Thế nhưng, nếu tò mò về tranh của ông, bạn sẽ thấy chúng như những tác phẩm được họa sĩ nghiệp dư vẽ vậy, nó không “nghệ thuật” hay hoành tráng như những gì người ta vẫn tưởng tượng.

Một tác phẩm của Picasso, nó không phức tạp hay hào nhoáng như những bức tranh khác.

Một tác phẩm của Picasso, nó không phức tạp hay hào nhoáng như những bức tranh khác.

Mặc dù vậy, khi nhìn vào những gì Picasso làm được, các nhà thống kê cho rằng có 26.075 tác phẩm của Picasso được trưng bày, xuất hiện ngoài công chúng và một số người cho rằng tổng số tác phẩm được Picasso sáng tác có thể lên tới 50.000.

Tính một phép tính đơn giản, Picasso sống tới 91 tuổi vị chi là 33.403 ngày. Nếu tính những tác phẩm của ông được công chúng biết tới là 26.075 thì mỗi ngày ông sáng tạo nên một tác phẩm mới, từ khi ông 20 tuổi cho tới tận khi gần qua đời ở tuổi 91. Nói đơn giản, thì Picasso tạo nên thứ mới mỗi ngày, liên tục trong 71 năm.

Liên tục mỗi ngày trong 71 năm liên tiếp, Picasso cho ra đời một sáng tác mới.

Liên tục mỗi ngày trong 71 năm liên tiếp, Picasso cho ra đời một sáng tác mới.

Đó có thể là lý do vì sao Picasso nổi tiếng đến thế, vào năm 1973 khi ông qua đời, tổng giá trị những tác phẩm của ông lên tới 500 triệu USD. Những bức tranh mang thương hiệu Picasso nổi tiếng tới nỗi nó trở thành mặt hàng ưa chuộng cho những tên đạo chích và không lấy làm bất ngờ khi tranh của Picasso cũng mất cắp rất nhiều, có tới 550 tác phẩm đang nằm trong tay kẻ xấu.

Thế nhưng, không phải cứ vẽ nhiều tranh là được nổi tiếng, vĩ đại như Picasso, thứ mà Picasso khác biệt với hàng trăm nghìn họa sĩ khác chính là trung thành theo con đường của mình. Ông sáng tạo nên phong cách ảnh ghép, chủ nghĩa lập thể, những bức ảnh có tính trừu tượng cao. Bất kì danh sách họa sĩ ảnh hưởng nào cũng phải có tên của Picasso.

Mặt tối của sự vĩ đại

Tất nhiên, mọi thứ trong cuộc sống chung quy đều là đánh đổi, để có được hàng chục nghìn tác phẩm được công chúng biết tới, có khoản gia tài khổng lồ, Picasso phải dẹp mọi thứ khác sang bên trong đó có cả mối quan hệ của ông với các con.

Con người bình thường lấy gia đình, người thân làm tâm sau đó tập trung phát triển những sở thích, đam mê của mình trong thời gian rảnh rỗi, Picasso thì ngược lại, ông lấy nghệ thuật làm tâm và những thứ khác ở bên ngoài. Thứ ông tập trung nhất, quan tâm nhất chính là nghệ thuật trong khi gia đình hay những sở thích khác chỉ là phụ.

Picasso có rất nhiều người phụ nữ bên đời mình nhưng chẳng ai ông gắn bó quá lâu, toàn bộ thời gian của ông được dành cho việc vẽ tranh.

Picasso có rất nhiều người phụ nữ bên đời mình nhưng chẳng ai ông gắn bó quá lâu, toàn bộ thời gian của ông được dành cho việc vẽ tranh.

Nhà giám định nghệ thuật Arthur Danto cho rằng các mối quan hệ của Picasso đã phát triển gu nghệ thuật của ông lên tầm cao mới. Danto cho rằng trong từng giai đoạn, mỗi khi Picasso yêu một người mới, các tác phẩm của ông lại tiến hóa theo mối quan hệ này.

Mặt tối này chính là thứ khiến ông trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng, nhìn nhiều nghệ sĩ trên thế giới cũng vậy thôi, “nghệ thuật” của họ thay đổi mỗi khi họ có người mới trong cuộc sống của mình. Những con người mới, tình cảm mới chỉ là gia vị cho thứ nghệ thuật mà họ đang theo đuổi. Nó giống như 2 mặt của một đồng xu, chúng luôn dính liền với nhau nhưng ta chỉ có thể nhìn thấy một mặt duy nhất.

Mặt tối xuất hiện ở khắp mọi nơi

Câu chuyện của Picasso chỉ là một ví dụ, nếu bạn thích có thể tìm hiểu thêm về Floyd Mayweather, võ sĩ boxing bị ghét nhất. Thế nhưng, nhìn Floyd đi, chuỗi thành tích của anh ta đang là 49 – 0, anh ta kiếm được hơn 1 tỷ USD với những gì mình thích.

Rất nhiều người ghét Floyd vì lối sống sa hoa và có phần kiêu căng của anh thế nhưng ai cũng phải khẳng định anh là một võ sĩ quyền anh thành công rực rỡ.

Rất nhiều người ghét Floyd vì lối sống sa hoa và có phần kiêu căng của anh thế nhưng ai cũng phải khẳng định anh là một võ sĩ quyền anh thành công rực rỡ.

Cũng giống như Picasso, Floyd Mayweather cũng có những vấn đề riêng khi anh ta không thể kiểm soát cảm xúc của mình, với rất nhiều tội danh gây rối, hành hung người khác, Floyd là một võ sĩ xuất sắc nhưng cũng là một kẻ chẳng ai chịu nổi ngoài đời sống thật.

Mọi thứ đều phải đánh đổi

Nghe xong 2 câu chuyện trên, có người hẳn sẽ thắc mắc liệu chúng ta có cần bỏ vợ hay tính tình nóng nảy giận dỗi vô cớ để được thành công như Picasso và Mayweather? Tất nhiên là không, tuy nhiên mọi thành công đều phải trả giá, cái giá ra sao là do bạn tùy chọn.

Giả sử bạn là một bác sĩ và mỗi khi có một bệnh nhân qua đời bạn rất buồn rồi bạn phải học hỏi để loại bỏ tâm trạng đó đi. Tất nhiên, trong công việc điều này tốt vì nó làm cho bạn cứng rắn hơn thế nhưng sự đồng cảm của bạn với người thân trong gia đình chắc chắn sẽ không còn như xưa.

Hoặc bạn là một nhà khoa học, bạn cần mọi thứ hoàn hảo và có những chỉ số đẹp để nghiên cứu hoàn thiện. Bạn sẽ có nhiều nghiên cứu tốt hơn, khám phá nên nhiều thứ mới thế nhưng mối quan hệ của bạn với con cái cũng phải theo sự hoàn hảo bạn đặt ra ngày nào.

Hay bạn là một người thông minh, đầy nhiệt huyết và luôn cống hiến hết mình với mọi người và rồi một ngày bạn nhận ra những người bạn coi là bạn thân hóa ra chỉ là một lũ lợi dụng.

Có rất nhiều ví dụ khác nữa, thế nhưng mấu chốt của vấn đề bạn có thể thấy, đó là mọi sự thành công đều phải đánh đổi, đều phải hi sinh một thứ khác để có được.

Vậy có đáng để đánh đổi?

Thành công là một thứ gì đó rất mơ hồ, chúng ta thích ca ngợi những người thành công, những cầu thủ nổi tiếng hay ca sĩ nhiều người hâm mộ, ta quan tâm nhiều tới bề nổi của họ chứ không phải là cái giá, thứ mà họ phải từ bỏ để có được thành công.

Quay lại câu chuyện của Picasso, liệu những bức tranh của ông có làm thế giới tươi đẹp hơn không? Hay đó là những trái tim tan vỡ, những chuyện tình chẳng đi tới đâu do ông gây ra. Người bình thường nhìn vào Picasso sẽ thấy sự vĩ đại, cống hiến cho nhân loại, nhưng những người tình của Picasso hay những đứa con bị ông bỏ rơi lại đau đớn tột cùng. Ai sẽ thấu hiểu những điều đó.

Liệu bạn có sẵn sàng đánh đổi để có được thành công? Bạn có muốn nhận về những hậu quả của sự đánh đổi đó? Hay bạn sẵn sàng đau đớn, khổ cực tới mức nào để đạt được những thứ mình kì vọng? Một khi trả lời được những câu hỏi đó bạn sẽ hiểu rằng mình thật sự quan tâm tới thứ gì và có dám hi sinh hay không.

Ai chẳng muốn làm việc lương cao được nhiều người ca tụng, thế nhưng có mấy ai dám làm thêm giờ, đánh đổi gia đình để ngồi làm việc trên văn phòng, hay kiếm tiền mà không được tiêu?

Để kết thúc bài viết, nếu bạn đang làm một công việc với mức lương thấp nhưng có một gia đình hạnh phúc, đừng nghĩ rằng mình là kẻ thất bại, bạn chọn để thành công với gia đình, với tình cảm và với những thứ thật sự quan trọng với bạn. Tất nhiên, bạn có thể vứt bỏ những thứ đó để chạy theo tiền bạc, thế nhưng liệu nó có đáng? Liệu bạn đã sẵn sàng chưa?

Câu chuyện đằng sau chiếc nhẫn trăm ngàn đô vẽ chân dung “người tình nước mắt” của danh họa Picasso

Bài viết mới