Trong một đoạn video clip được chia sẻ rộng rãi mới đây, một học sinh tiểu học tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang Trung Quốc đã chia sẻ về những áp lực và mệt mỏi trong cuộc sống của mình cũng như lo lắng khi phải lớn lên.
“Bạn làm việc chăm chỉ nhưng chỉ nhận được những thành quả hạn chế, giống như bạn đang ở trong một vòng luẩn quẩn vĩnh viễn”, cậu bé cho biết.
Đoạn clip chỉ dài 4 phút khẳng định cách nhìn nhận của cậu bé mặc dù cậu vẫn đang ở độ tuổi thiếu niên tiền phong. “Tôi muốn trở nên giàu để cuộc sống không còn vô nghĩa”, “Tiền có thể giúp bạn làm bất cứ điều gì bạn muốn”.
Ảnh mình họa. (Reuters)
Cách nhìn nhận bị quan của cậu bé tiểu học này đối lập với những suy nghĩ tích cực của bố mẹ cậu bé, thế hệ đã chứng kiến bước nhảy vọt về kinh tế Trung Quốc vào giai đoạn đầu những năm 1990 và 2000. Đồng thời, nó cũng đi ngược lại với thuyết “Giấc mộng Trung Hoa” của thủ tướng Tập Cận Bình về bổn phận của người trẻ tuổi phải làm việc chăm chỉ và làm trẻ hóa đất nước.
Tuy nhiên, chủ nghĩa thất bại không phải chưa từng được biết đến ở Trung Quốc. Thế hệ 8x, 9x cuar nước này từng bị vỡ mộng khi phải đối mặt với áp lực tồn tại ở một đất nước đặt nặng kết hôn, làm chủ gia đình và thành đạt với những phí sinh hoạt ngày càng tăng.
Đoạn video này ngay lập tức gây tranh cãi gay gắt trên cộng đồng mạng Trung Quốc sau khi được đăng tải bởi tờ báo Beijing New dù sau đó đã bị xóa bởi chính tờ báo này.
“Điều cậu bé muốn nói không chỉ là tiền, mà còn là sống tự do, thoát khỏi một cuộc sống sáo rỗng,” một cư dân mạng Weibo – mạng xã hội của Trung Quốc, bình luận.
“Cậu học sinh này đã hiểu cuộc sống khi còn rất nhỏ. Điều mà tôi phải mất đến hơn 3 thập kỷ mới kết luận được”, một người khác cũng cho hay.
(Theo Reuters)