Canada vẫn là một dấu hỏi lớn với Hiệp định TPP-11

11 nước thành viên còn lại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tiến đến thỏa thuận cuối cùng để cứu vãn Hiệp định này trong tuần tới tại Tokyo. Yêu cầu từ phía Canada về việc xem xét lại điều khoản Ngoại lệ về văn hóa và các điều khoản liên quan đến ngành sản xuất ô tô vẫn là trở ngại lớn đối với việc ký kết Hiệp định vào tháng 3 như kế hoạch.

Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, vào tháng 11/2017, các nước thành viên còn lại đồng ý tạm hoãn thực thi 20 điều khoản của Hiệp định ban đầu. Ngoài ra, 2 điều khoản khác cũng được dự đoán sẽ ngừng thực thi, trong đó có một điều khoản liên quan đến doanh nghiệp Nhà nước bị Malaysia phản đối.

Hai điều khoản khác cũng cần được giải quyết trước khi Hiệp định mới được ký kết – Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đặc biệt, Canada đang thúc đẩy mạnh mẽ việc ngừng thực thi điều khoản chống lại Ngoại lệ về văn hóa, điều khoản này vốn ưu tiên ngành truyền thông trong nước.

Trong quá trình đàm phán hiệp định TPP ban đầu, Hoa Kỳ đề nghị Canada từ bỏ quyền của nước này về ưu tiên các hãng truyền thông của Canada và hạn chế tiếp cận đối với nội dung trực tuyến từ nước ngoài. Khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định, Canada yêu cầu điều khoản này cần bị đình chỉ ngay trước khi 11 quốc gia đạt được thỏa thuận về Hiệp định CPTPP vào tháng 11/2017. Tuy nhiên, các nước khác đã chỉ trích động thái này và cho rằng yêu cầu của Canada đi ngược lại với nỗ lực tự do hóa thương mại.

Canada kêu gọi thay đổi các quy tắc thương mại về ngành sản xuất ô tô một cách không chính thức, đặc biệt là quy định về nguồn gốc xuất xứ. Ngành công nghiệp ô tô của Canada tập trung gần biên giới Mỹ, vì vậy chuỗi cung ứng của hai nước này có liên hệ chặt chẽ với nhau. Thực tế, Chính phủ Hoa Kỳ đưa ô tô được sản xuất bởi Hoa Kỳ và ô tô được sản xuất bởi Canada vào cùng một nhóm dữ liệu chính thức. Khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, Canada muốn thay đổi quy định về tỷ lệ nội địa hóa của một chiếc ô tô được sản xuất trong khối là bao nhiêu thì được miễn thuế.

Quan điểm của Canada trong việc xem xét lại các quy định về nguồn gốc xuất xứ – một điều kiện tiên quyết để giảm thuế – có thể khiến Hiệp định CPTPP quay lại từ đầu. Nhật Bản và các nước khác có vẻ không cân nhắc yêu cầu từ phía Canada.

“Chúng tôi vẫn chưa thể nói trước điều gì” về hành động của Canada khi các bên đàm phán vào cuối tháng này, một nguồn tin từ Nhật Bản cho biết. Canada có vẻ sẽ không rút khỏi Hiệp định như lo ngại trước đó. Nhưng nếu nước này từ chối ký kết nếu các yêu cầu họ đưa ra không được đáp ứng thì Canada có thể khiến các nước khác không thể thông qua Hiệp định và làm phức tạp hóa kế hoạch đưa CPTPP có hiệu lực vào năm 2019.

Việc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ cũng khiến đàm phán TPP trở nên khó khăn hơn. Canada có thể ký một hiệp định CPTPP “chưa hoàn hảo” để tạo động lực đàm phán NAFTA hoặc tạm gác lại TPP để tập trung tái đàm phán NAFTA.

11 nước thành viên của CPTPP cũng cần đạt được đồng thuận rằng trong bao lâu thì Việt Nam có thể thông qua các quy định bảo vệ người lao động, ví dụ như thành lập các công đoàn độc lập. Nhật Bản mong muốn giải quyết được các vấn đề tồn tại trong buổi gặp mặt tới với hy vọng ký kết Hiệp định cuối cùng ở Chile vào tháng 3.

Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

Bài viết mới