Cần Thơ muốn vay Nhật bản hơn 4.000 tỉ để mở rộng đường kết nối với Hậu Giang

Cần Thơ cần 6.430 tỉ đồng để mở rộng Quốc lộ 61C, tăng cường kết nối với Hậu Giang, Kiên Giang. Địa phương đề xuất huy động vốn ODA vay từ Chính phủ Nhật Bản khoảng 4.378 tỉ đồng để triển khai dự án.

Đường Quốc lộ 61C kết nối TP.Cần Thơ – Hậu Giang

Với định hướng tăng cường kết nối với các tỉnh miền Tây, UBND TP.Cần Thơ liên tiếp đề xuất các dự án giao thông ngàn tỉ cao tốc Châu Đốc – Sóc Trăng, xây cầu bắc qua sông Hậu và gần đây nhất là mở rộng đường quốc lộ.

Theo đó, lãnh đạo Cần Thơ mới đây đã có Tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Tài chính về dự án Phát triển mạng lưới giao thông vùng ĐBSCL.

Tới tổng mức đầu tư dự kiến hơn 6.430 tỉ đồng, dự án sẽ triển khai nâng cấp, mở rộng 2 tuyến đường: Quốc lộ 61C đoạn qua địa phương và đường kết nối quận Ô Môn, huyện Thới Lai với huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang).

Trong đó, dự án mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 61C hiện đang vô cùng cấp thiết do đây tuyến đường trọng yếu kết nối thành phố với tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên hiện tại tuyến đường quy mô nhỏ, chất lượng xuống cấp, khó có thể đáp ứng nhu cầu lưu thông dày đặc như hiện nay.

Được biết, hiện tại di chuyển giữa 2 địa phương còn còn có phương án sử dụng Quốc lộ 61 tuy nhiên, tuyến này dài hơn nên ít được lựa chọn, áp lực lưu thông đổ dồn về Quốc lộ 61 C. Dự án yêu cầu kinh phí 1.700 tỉ đồng để thi công 10,2 km kết nối từ TP. Cần Thơ đi TP.Vị Thanh (Hậu Giang).

Tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang, TP.Cần Thơ. Tạo tiền để cho việc thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp, dịch vụ… và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất dọc theo tuyến đường. Nhờ đó giá trị của bất động sản khu vực cũng sẽ được nâng cao.

Bên cạnh đó, Cần Thơ cũng sẽ đầu tư đường kết nối quận Ô Môn, huyện Thới Lai với huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang). Với tổng mức đầu tư khoảng 4.750 tỉ đồng, tuyến đường sẽ có chiều dài 25,5 km, kết nối trực tiếp giữa Quốc lộ 91 và Quốc lộ 61. Tuyến đường mới cho phép các khu vực của tỉnh Kiên Giang với sân bay quốc tế Cần Thơ.

Về khả năng bố trí vốn thực hiện dự án, Cần Thơ dự kiến huy động 4.378 tỉ đồng từ nguồn vốn ODA vay Chính phủ Nhật Bản, Còn lại khoảng 2.055 tỉ đồng sử dụng nguồn vốn ngân sách TP và các nguồn vốn hợp pháp khác. Khi được phê duyệt, dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2023-2028.

Trước đó, Cần Thơ cũng đã có đề xuất xây dựng cầu Ô Môn bắc qua sông Hậu để kết nối với tỉnh Đồng Tháp. Công trình với mức đầu tư 9.187 tỉ đồng sẽ kết nối với dự án đường Ô Môn – Giồng Riêng tạo nên trục đường thông suốt nối 3 tỉnh Kiên Giang – Cần Thơ – Đồng Tháp.

Ngoài ra, lãnh đạo Thành Phố cũng đã phê duyệt dự án thành phần 2 thuộc tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Dự án sẽ thi công 37km cao tốc đi qua địa bàn thành phố với tổng mức đầu tư 9.725 tỉ đồng.

Toàn tuyến cao tốc 44.691 tỉ đồng sẽ hình thành trục ngang trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng, kết nối các trục dọc, phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Tây Bắc – Đông Nam; tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến dự án hoàn thành cơ bản năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2027.

Bài viết mới