Cận cảnh cầu Thanh Trì nối hai bờ sông Hồng

Cầu Thanh Trì thông xe năm 2007, là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới. Đây cũng là 1 trong 6 cây cầu bắc qua sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội .

Cầu bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm).

Với tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng, phần cầu chính dài 3.084 m, rộng 33,1 m chia làm 6 làn xe chạy, trong đó 4 làn cao tốc cho phép chạy 80 km/h.

Cầu được đưa vào sử dụng cùng với đường vành đai III tạo thành chuỗi giao thông liên kết giữa vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và liên thông trục Bắc – Nam, giảm đáng kể lưu lượng xe đi qua nội thành Hà Nội.

Dự án sử dụng nguồn vốn vay tín dụng ODA của Chính phủ Nhật và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Cầu Thanh Trì cũng là cây cầu lớn nhất trong dự án 6 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên.

Cầu Thanh Trì có trọng tải H30 – XB80 tức là: xe tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn, cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới là 80 tấn thì đạt điều kiện về tải trọng để qua cầu. Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m

Dự án bao gồm xây dựng 5 nút giao thông khác mức: + Nút Pháp Vân – Cầu Giẽ: tại lý trình Km0+550 có dạng trumpet kép.

+ Nút Tam Trinh: tại Km2+800 có dạng bán hình thoi.

+ Nút Lĩnh Nam: tại Km5+630 có dạng bán hình thoi.

+ Nút đê Gia Lâm: tại Km8+958 có dạng bán hình thoi.

+ Nút giao QL5: giai đoạn 1 được xây dựng với dạng bán hoa thị, tới nay đã xây dựng hoàn chỉnh thành nút giao hoa thị kết hợp với cải dịch 2km đường sắt Hà Nội – Hải Phòng về phía sông Hồng 40m.

‘Bẫy’ trên đường gom cầu Thanh Trì

Bài viết mới