Người mắc bệnh Parkinson đang ngày càng trẻ hóa
Tại khoa thần kinh Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, năm 2015 ước chừng có đến 1.089 người bệnh Parkinson đang theo dõi và điều trị với tổng số trên 4.000 lượt khám/năm.
Nếu như trước đây bệnh Parkinson (rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương ) và các rối loạn liên quan thường xuất hiện ở những người từ 50 tuổi trở lên thì hiện nay bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa, có tới 10% khởi phát bệnh trước 45 tuổi. Đây thực sự đang trở thành mối lo lớn của ngành y tế.
Nhiều chuyên gia nhận định, bệnh Parkinson không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng ngay tức thì, nhưng nó làm trở ngại lớn cho công việc và sinh hoạt hằng ngày nhiều người bệnh trẻ tuổi.
Toàn cảnh Hội nghị quốc tế lần thứ XXII về bệnh Parkinson và các rối loạn liên quan diễn ra từ ngày 12 đến 15-11-2017
Theo ghi nhận, biểu hiện Parkinson ở những bệnh nhân trẻ (trong khoảng 30 – 40 tuổi) có hơi khác với những bệnh nhân cao niên (trên 50 tuổi), đáng lưu ý là thay vì bị chứng run tay, các bệnh nhân trẻ tuổi bị dấu hiệu khó khăn khi đứng thẳng dậy và có lúc cảm thấy phải lê chân khi bước.
Chính vì điều này, để hạn chế số người trẻ mắc rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương, chúng ta phải cảnh giác và cảm nhận rõ những thay đổi bất thường trong cơ thể. Từ đó, có phương án chẩn đoán kịp thời.
Chuyên gia chỉ rõ nhóm triệu chứng thuộc vận động và ngoài vận động của bệnh Parkinson
Mới đây, Hội nghị quốc tế lần thứ XXII về bệnh Parkinson và các rối loạn liên quan diễn ra từ ngày 12 đến 15-11-2017, tại trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh với chủ đề: “Rối loạn vận động qua hai thế kỉ: Chuyển biến trong thực hành lâm sàng”.
Tại hội nghị này, hơn 700 giáo sư, bác sĩ chuyên ngành thần kinh và rối loạn vận động đến từ các nước châu Mỹ, châu Âu và châu Á đã cùng nhau tập trung thảo luận về vấn đề nhóm triệu chứng thuộc vận động và ngoài vận động của bệnh Parkinson.
GS Daniel Truong phát biểu khai mạc hội nghị
1. Nhóm triệu chứng thuộc vận động
Chậm chạp trong phối hợp các hoạt động
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình khi mới mắc bệnh Parkinson. Bất cứ những thay đổi tư thế nào như khi quay đầu, quay người lại, với, cài khuy, buộc dây giày… người bệnh thường làm với tốc độ chậm, không rõ ràng.
Đau vai
Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp, đối với người già, việc loãng xương, mất xương càng dễ nghi ngờ là nguyên nhân hơn do bệnh Parkinson.
Thay đổi chữ viết tay
Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson gặp các triệu chứng như cứng đờ cơ bắp, khó khăn khi cử động các ngón tay. Những con chữ sẽ đột nhiên nhỏ đi hoặc viết sít hơn….
Khi bệnh đã tiến triển, run thường xuất hiện, nó có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như tay, chân, đầu, cằm, môi…. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp co giật nhẹ và run khi bạn cố gắng để ngồi hoặc co giật tay chân …
Di chuyển khó khăn
Người bệnh có thể bị cứng ở chân khi đi bộ, đó là do khớp bị cứng lại, chân bị dính xuống sàn mà không thể nhấc lên.
Mất đi sự cân bằng
Người mắc bệnh Parkinson có sự thay đổi tư thế như hay khom lưng hoặc nghiêng về phía trước là dấu hiệu phổ biến.
Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu sau khi thức dậy, đây là triệu chứng cần phải nghĩ đến người bệnh đã mắc Parkinson.
Liệt cơ mặt
Người bệnh Parkinson thường gặp khó khăn cả trong khi cười, nói, hoặc chớp mắt… Do cơ mặt bị ảnh hưởng.
PGS TS BS. Trần Diệp Tuấn phát biểu khai mạc tại hội nghị
2. Nhóm triệu chứng thuộc ngoài vận động
Mệt mỏi
Người sắp bị Parkinson cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, ngay cả khi bạn mới có một giấc ngủ say bạn cũng thấy mệt.
Người mắc nệnh parkinson cũng có những dấu hiệu về thần kinh như rối lọan giấc ngủ, trầm cảm, lo âu …
Tính khí thất thường
Đây là phổ biến đối với bệnh nhân Parkinson và cũng có thể coi là một triệu chứng sớm của bệnh.
Liên quan đến nhóm triệu chứng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Tại hội nghị quốc tế lần này, ThS BS. Trần Ngọc Tài – Phó trưởng khoa Thần kinh kiêm Trưởng Đơn vị Rối loạn vận động BV ĐHYD cũng chia sẻ:
“Nếu như trước đây, những triệu chứng tâm thần kinh đi kèm với bệnh thường không được đề cập, thì hiện tại việc điều trị những rối loạn tâm thần, tâm lý này đã được nhận thức và thực hiện đúng đắn hơn, đảm bảo người bệnh Parkinson và rối loạn vận động nhận được sự chăm sóc toàn diện và hiệu quả cả về thể chất lẫn tâm lý.
Khoa Thần kinh nói chung và Đơn vị Rối loạn vận động BV ĐHYD sẽ phấn đấu thành trung tâm điều trị bệnh Parkinson và rối loạn vận động hàng đầu Việt Nam”.
Nhóm triệu chứng thuộc vận động và ngoài vận động của bệnh Parkinson cần phân biệt và nhận biết sớm
Khó xác định nguyên nhân cụ thể gây bệnh
Trong khuôn khổ nội dung thảo luận và chia sẻ tại Hội nghị Quốc tế về bệnh Parkinson và các rối loạn liên quan lần này. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, đây là bệnh khó xác định nguyên nhân cụ thể nhưng yếu tố nguy cơ được cảnh báo nhất chính là do gen.
Người ta tìm ra hơn 20 loại gen có liên quan đến bệnh này. Vì có nhiều gen thông qua nhiều cơ chế khác nhau nên không tìm ra gen nào là quyết định.
Phát biểu tại Hội nghị, BS Daniel Truong – Chủ tịch IAPRD cho biết: “Mặc dù chưa xác định được căn nguyên cụ thể gây bệnh, nhưng các chuyên gia về thần kinh và rối loạn vận động toàn cầu vẫn tiếp tục nghiên cứu, thảo luận, học hỏi, giao lưu
Để từ đó đúc rút chuyên sâu, nâng cao tay nghề, cung cấp các kiến thức hỗ trợ cho việc quản lý, điều trị và chăm sóc toàn diện người bệnh Parkinson và rối loạn vận động.
Sau 21 lần tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới, lần này chúng tôi quyết định đưa Hội nghị về Việt Nam với mong muốn giúp các bác sĩ tại trong nước trau dồi nhiều hơn nữa từ đó đóng góp cho nền y học Việt Nam ngày càng tiến bộ và sánh ngang tầm với quốc tế”.
Lời khuyên hữu ích giúp bạn phòng tránh bệnh
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ và uống đủ lượng chất lỏng có thể giúp ngăn ngừa táo bón , điều này phổ biến trong bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson có thể gây mất thăng bằng, làm cho bạn khó khăn khi đi bộ với một dáng đi bình thường. Tập thể dục là sự lựa chọn của nhiều người bệnh từ đó giúp cải thiện sự cân bằng tốt nhất.