Cải tổ cơ cấu kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Một số nghiên cứu cho rằng chính sách quản lý cầu không sai nhưng khi sử dụng chính sách quản lý tổng cầu kiểu Keynes cần ý thức rằng đó là chính sách mang tính ngắn hạn và nhất thời không thể sử dụng lâu dài và triền miên.

Việc sử dụng chính sách này triền miên suốt từ 2007 đến nay khiến nền kinh tế Việt Nam rơi vào vòng xoáy lạm phát – suy trầm và vòng xoáy này ngày càng nhỏ khiến cả phía cung và phía cầu của nền kinh tế đều yếu.

Ngay cả vấn đề lạm phát nếu được giải quyết thì cũng chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề, nguyên nhân sâu xa là do hiệu quả sản xuất, hiệu quả đầu tư thấp và cơ cấu kinh tế lệch lạc.

Trong thời gian qua, hầu hết các chuyên gia và các nhà tư vấn chính sách của Việt Nam tập trung vào chính sách quản lý cầu, hoặc kích thích tăng trưởng thông qua nới lỏng hoặc thắt chặt tiền tệ để ngăn cản sự gia tăng của giá cả.

Các nhà hoạch định và các chuyên gia tập trung quá mức vào chỉ tiêu mang tính ngắn hạn là GDP mà bỏ qua các yếu tố khác mang tính dài hạn như tổng thu nhập quốc gia (GNI), tổng thu nhập quốc gia khả dụng (GNDI – Gross National Disposable Income) và tiết kiệm (saving).

Thậm chí cơ quan thống kê cũng không cần tính toán và công bố những số liệu về tổng thu nhập quốc gia khả dụng và tiết kiệm theo từng khu vực thể chế do không có nhu cầu sử dụng

Tính toán từ bảng cân đối liên ngành của Việt Nam qua các giai đoạn cho thấy mức độ lan tỏa của các nhân tố của cầu cuối cùng đến sản xuất và thu nhập dường như ủng hộ nhận định trên, nghiên cứu chỉ ra cấu trúc của nền kinh tế đang có chiều hướng thay đổi chuyển từ trường phái Keynes, tăng cầu sẽ làm tăng cung sang hướng tăng cầu tuy làm tăng sản lượng ở phía cung nhưng không làm tăng thu nhập.

Nếu tăng cầu ở tiêu dùng cuối cùng do mở rộng tín dụng có thể dẫn đến rủi ro về nợ xấu, lạm phát, tăng cầu ở chi tiêu chính phủ có thể dẫn tới bội chi ngân sách, cầu đầu tư tăng lên mà sử dụng hiệu quả đầu tư thấp hoặc vì những mục đích phi kinh tế có thể làm tăng GDP ở thời điểm đó nhưng không mang lại hiêu quả gì cho chu kỳ sản xuất sau.

Điều này có thể dẫn đến nợ nần và cũng là nguyên nhân sâu xa của lạm phát, nghiên cứu cũng cho thấy xuất khẩu hàng hóa càng ngày càng lan tỏa ít đến thu nhập mà chỉ lan tỏa đến nhập khẩu và nguy cơ về ô nhiễm là cực lớn.

Nghiên cứu cũng cho thấy trong thời gian qua tuy tăng trưởng tương đối cao nhưng chất lượng tăng trưởng chưa thực sự tốt và yếu tố môi trường gần như bị bỏ qua. Tăng trưởng về lượng khí thải nhà kính luôn cao hơn mức tăng trưởng kinh tế 2 – 5%.

Cấu trúc ngành và liên ngành có dấu hiệu ngày càng gây bất lợi cho tăng trưởng bền vững, ngày càng gây bất ổn vĩ mô và ô nhiễm môi trường

Khuyến nghị:

Cần có chính sách nhất quán và hài hòa không chỉ giữa các khu vực thể chế như doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực hộ gia đình, mà còn phải nhất quán và bằng phẳng giữa các doanh nghiệp trong cùng một loại hình thể chế.

Nhóm ngành nông lâm thủy sản có tất cả các chỉ số về kinh tế như độ lan tỏa, độ nhạy đến sản xuất và giá trị tăng thêm rất tốt nhưng cũng là nguyên nhân cơ bản gây nên phát thải nhà kính. Nhóm ngành này cần nguồn lực về chính sách, vốn, lao động chất lượng cao để tiến tới nền nông nghiệp xanh.

Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Sơn trong nghiên cứu về “Dịch vụ Việt Nam 2020: Hướng tới chất lượng, hiệu quả và hiện đại”, khi nhóm ngành dịch vụ lan tỏa tốt đến thu nhập và ít gây phát thải nhà kính, nhưng có chỉ số lan tỏa tới giá trị sản xuất và độ nhạy hơi thấp.

Nếu chỉ số lan tỏa và độ nhạy của nhóm ngành này tăng lên không những tăng trưởng cao, có chất lượng và bền vững. Để chỉ số lan tỏa và độ nhạy tăng cần có chính sách ưu tiên cụ thể thực chất cho những ngành sản xuất sản phẩm phụ trợ trong nước, đặc biệt những ngành sản xuất sản phẩm phụ trợ cho đầu vào của các ngành dịch vụ.

Nghiên cứu cho thấy nguồn lực quan trọng nhất để phát triển bền vững và nhanh chính là “nguồn lực chính sách”. Nếu tăng trưởng GDP bằng mọi giá không cần đến bất ổn vĩ mô như nợ nần, bội chi và môi trường bị hủy hoại thì nghiên cứu này không có ý nghĩa.

Cần có chính sách linh hoạt trong ứng xử với các nhân tố của cầu cuối cùng. Trong nghiên cứu này cho thấy ở thời điểm hiện nay xuất khẩu không lan tỏa nhiều đến giá trị tăng thêm mà chỉ lan tỏa tới nhập khẩu và phát thải GHG (52% trong tổng phát thải nhà kính) lớn nhất trong các nhân tố của cầu cuối cùng.

Ngành Dầu khí phải đóng góp tích cực hơn vào tăng trưởng kinh tế

Bài viết mới