BVSC: MCredit của MB có lợi thế chi phí vốn, NIM khoảng 25,08%

Động lực tăng trưởng mới của MB

Theo BVSC, mặc dù MBB không công bố BCTC của MCredit nhưng dựa vào BCTC hợp nhất và BCTC riêng của MBB, có thể ước tính NIM của MCredit đạt khoảng 25,08% và lợi thế lớn nhất của MCredit hiện nay so với các công ty tài chính khác nằm ở chi phí vốn nhờ mối quan hệ với ngân hàng mẹ.

BVSC: MCredit của MB có lợi thế chi phí vốn, NIM khoảng 25,08% - Ảnh 1.

Tính đến hết Q1/2018, ngoài vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động của MCredit đến từ các khoản vay liên ngân hàng (1.216 tỷ với lợi suất khoảng 3,95%/năm) và phát hành giấy tờ có giá (876 tỷ đồng). Theo thuyết minh báo cáo tài chính, lợi suất phát hành giấy tờ có giá vào khoảng 8,2 – 8,45%/năm. Như vậy, nếu tính bình quân, chi phí lãi của MCredit chỉ vào khoảng 5,83% (thấp hơn hẳn so với FeCredit 8,47% và HDSaison 9,10%). Trong giai đoạn đầu phát triển 2017-2019, điều này sẽ giúp MCredit có được mức lãi suất cho vay cạnh tranh và đảm bảo tỷ suất sinh lời hấp dẫn.

Sự phát triển của MCredit cũng đóng góp đáng kể về doanh thu phí bảo hiểm cho MB Ageas Life. Trong năm 2017, doanh thu phí bảo hiểm tử kỳ của MB Ageas Life chiếm khoảng 28% tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty và tương đương với 4,52% tổng dư nợ của MCredit tại thời điểm cuối năm 2017. Đây chính là sản phầm bảo hiểm cho người vay vốn được bán kèm với các sản phẩm cho vay của MCredit. Nếu dư nợ của MCredit đạt 5.900 tỷ đồng theo như kế hoạch vào cuối năm 2018, nguồn thu từ sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có thế đạt khoảng 270 tỷ (tăng 285%) giúp đa dạng hoa nguồn thu cho MBB.

Lợi nhuận sau thuế có thể đạt 5.370 tỷ

Theo giả định của BVSC, lãi suất đầu ra của MCredit là 20% trong năm 2018 và với mức đóng góp khoảng 2,23% tổng dư nợ, hoạt động của MCredit sẽ giúp MBB cải thiện tỷ lệ NIM lên mức 4,45% (từ mức 4,19% của năm 2017). Trên cơ sở đó, thu từ lãi dự báo đạt 13.887 tỷ, tăng 23,8% so với năm ngoái.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ dự báo tăng trưởng 15% đạt 1.300 tỷ. Hoạt động của MB Ageas Life trong năm 2018 dự báo sẽ có tăng trưởng mạnh về doanh thu nhưng sẽ chưa có đóng góp về lợi nhuận đối với MBB do thông thường các công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ phải chịu lỗ kỹ thuật trong vòng 5 năm đầu hoạt động. MIG cũng đặt kế hoạch khá tham vọng là 146 tỷ LNTT nhờ giảm tỷ lệ bồi thường xuống mức 32-34%, tuy nhiên MIG khó có khả năng hoàn thành được kế hoạch này cho năm 2018. Theo BVSC, lợi nhuận của MIG dự báo sẽ chỉ ở mức 60 tỷ. Do đó, thu từ hoạt động dịch vụ của MBB dự báo không có tăng trưởng mạnh trong 2018.

Chung lại, tổng thu nhập hoạt động dự báo đạt 16.884 tỷ, tăng trưởng 21,8% so với năm ngoài. Mức tổng thu nhập này chưa tính đến khoản lợi nhuận có thể thu được từ việc thoái toàn bộ vốn tại MBLand cũng như tái cơ cấu/bán cho đối tác nước ngoài đối với MIG. Lợi nhuận sau thuế đạt được dự đoán ở vào mức 5.391 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Quân đội lãi trước thuế 1.746 tỷ đồng trong quý 1

Bài viết mới