1. Bill Gates “Bussiness Adventures” (Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh) – Tác giả: John Brooks.
Người đồng sáng lập của Microsoft lần đầu tiên nghe kể về cuốn sách với 12 câu chuyện kinh điển về Phố Wall (phát hành từ năm 1969) qua người bạn lâu năm của mình là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett năm 1991. Mặc dù hơn 20 năm đã trôi qua nhưng cho đến tận hôm nay, Gates vẫn coi đó là cuốn sách kinh doanh hay nhất mà ông từng đọc.
Bill Gates chia sẻ: “Hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp của tác giả Brooks ngày càng trở nên quan trọng. Mặc dù có nhiều thay đổi trong thế giới kinh doanh kể từ năm 1960 nhưng những nền tảng cơ bản để xây dựng nên một doanh nghiệp mạnh thì không. Một yếu tố cốt yếu trong mọi nỗ lực kinh doanh đó là: dù có một sản phẩm hoàn hảo, kế hoạch sản xuất và tiếp thị chi tiết, bạn vẫn cần những người phù hợp để lãnh đạo và thực hiện những kế hoạch đó.”
2. Mark Cuban “Cashing in on the American Dream: How to Retire at 35” (Giấc mơ đất Mỹ: Làm sao để nghỉ hưu khi 35 tuổi) – Tác giả: Paul Terhost
Vị giám khảo chương trình “Shark Tank” và chủ sở hữu của Dallas Mavericks đã trở thành một tỷ phú năm 1998 khi ông cho ra mắt công ty truyền thanh trực tuyến và cuốn sách của Terhorst đã giúp ông kiếm được 1 triệu đô la đầu tiên.
Thành công mà tỉ phú khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng này có được một phần là nhờ bài học tiết kiệm và chăm chỉ từ cuốn sách này, theo đó, ông đã sống dưới mức thu nhập của mình ngay từ thời trẻ. Cuban tâm sự: “Tôi đã từng ở chung phòng cùng năm người bạn, sống qua ngày bằng mì macaroni và pho mát và sống hết sức thanh đạm”. Ngay cả khi sự nghiệp của Cuban bắt đầu tỏa sáng, ông vẫn tiếp tục tiết kiệm cho tương lai và duy trì các thói quen của mình và không sở hữu một chiếc xe nào có giá hơn 200 USD cho đến năm 25 tuổi.
3. Jack Dorsey “The Art Spirit” (Tinh thần Nghệ thuật) – Tác giả: Robert Henri
Chủ tịch của mạng xã hội Twitter và giám đốc điều hành Square, Jack Dorsey cho biết, những gì học được từ cuốn sách “The Art Spirit” đã giúp ông có động cơ vươn lên. Bên cạnh đó, ông còn rút ra bài học rằng để thành công, bạn cần có một mục đích cụ thể. Nếu không có động cơ, nếu bạn không mục đích được chia sẻ giữa mọi người, bạn sẽ lạc lối. Bạn sẽ mất phương hướng và sẽ không làm được bất cứ thứ gì một cách vô hạn, bạn sẽ không làm được gì là mãi mãi.