BIDV: Dự phòng rủi ro tăng đột biến kéo giảm lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu lên trên 2%

Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (BIDV – BID) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3/2017.

Theo đó, đến cuối tháng 9/2017, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 1,12 triệu tỷ đồng, tăng 11,9% so với đầu năm và tăng 8,42% so với cùng kỳ năm trước. Huy động vốn đạt tổng cộng hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 12,1% so với đầu năm, trong đó tiền gửi khách hàng đạt 823.073 tỷ đồng, tăng 13,36% so với đầu năm.

Tín dụng và đầu tư cũng đạt tương đương mức huy động vốn với hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 13,7% so với đầu năm. Trong đó cho vay tổ chức kinh tế và dân cư đạt 828.007 tỷ đồng, tăng 14,4% so với đầu năm. Dư nợ cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên tăng 19,2% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 50% tổng dư nợ.

Tổng thu nhập hoạt động đạt 27.785 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nhập lãi thuần đạt 23.013 tỷ đồng, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước; Thu dịch vụ ròng đạt 2.140 tỷ đồng, tăng 24,3%; Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 513 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Chênh lệch thu chi toàn hệ thống đạt 17.442 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng quý 3, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro đạt hơn 7.400 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó riêng thu nhập lãi thuần tăng đến 39% đạt hơn 9.000 tỷ; lãi thuần từ dịch vụ tăng 29% đạt 730 tỷ.

Dẫu vậy, kết quả kinh doanh của BIDV lại bị giảm sút đáng kể do phải mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro. Cụ thể riêng quý 3 ngân hàng nay tăng dự phòng rủi ro gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước lên trên 5.555 tỷ đồng và 9 tháng cũng tăng hơn 70% dự phòng lên gần 11.890 tỷ.

Kết quả là, lợi nhuận trước thuế quý 3 chỉ còn lại 1.862 tỷ đồng, giảm 23,4% so với cùng kỳ năm trước và sau thuế giảm 25,5% còn 1.483 tỷ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, BIDV báo lãi trước thuế hợp nhất 5.555 tỷ đồng và sau thuế là 4.309 tỷ đồng, đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016.

Một điểm đáng chú ý trong báo cáo tài chính quý 3 của BIDV là nợ xấu của ngân hàng này có xu hướng gia tăng mạnh, một phần do tín dụng tăng cao. Tổng cộng đến 30/9 ngân hàng ghi nhận hơn 17.000 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 2,08% trên tổng dư nợ trong khi cuối năm 2016, nợ xấu của ngân hàng chỉ hơn 14.000 tỷ.

Trong 3 nhóm nợ xấu thì cả 3 đều tăng so với cuối năm trước, trong đó nợ có khả năng mất vốn của BIDV vẫn chiếm nhiều nhất với hơn 10.460 tỷ đồng.

Năm 2017, BIDV đặt mục tiêu lãi trước thuế 7.750 tỷ đồng, như vậy sau 9 tháng ngân hàng mới hoàn thành khoảng 72% kế hoạch năm.

9 tháng, Vietcombank đạt hơn 7.900 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, nợ xấu giảm còn 1,15

Bài viết mới