Bí quyết cải thiện tình hình tài chính cá nhân bằng những lời khuyên vàng ngọc của Warren Buffett

Warren Buffett không phải là tỷ phú giàu nhất thế giới, thế nhưng nếu chọn ra 1 nhà đầu tư sở hữu khối tài sản lớn nhất về tiền tài và tình cảm, đồng thời cũng là một nhà hiền triết đức cao vọng trọng thường xuyên chia sẻ những bài học đầu tư thấm đậm triết lý cao quý đến cho cộng đồng trên thế giới, thì có lẽ người đáng được xếp hạng nhất là Warren Buffett.

Vị Chủ tịch của tập đoàn Berkshire Hathaway thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm của mình qua vô vàn cuộc phỏng vấn, những bài báo, dành hàng giờ để trả lời các câu hỏi tại đại hội cổ đông hàng năm và đặc biệt mới đây nhất là bức thư gửi cổ đông năm 2017. Không chỉ là bài học đầu tư, đó còn là rất nhiều kinh nghiệm quý báu về tài chính cá nhân thiết thực đối với tất cả mọi người.

1. Học cách tiết kiệm

Đa phần chúng ta đều biết rõ cần phải tiết kiệm trước và không chi tiêu mọi đồng tiền kiếm được vào hóa đơn hàng tháng. Nhưng nhiều người lại chọn cách chi tiêu trước và sau đó tiết kiệm bất cứ đồng nào còn lại, đó không phải cách tiếp cận đúng đắn cho sự nghiệp tài chính bền vững.

“Đừng tiết kiệm trên những gì còn lại sau khi đã tiêu dùng, mà hãy tiêu dùng những gì còn lại sau khi đã tiết kiệm.” – Warren Buffett từng nói.

Nếu sẵn sàng dành chút thời gian để xem xét lại số tiền hiện có trong quỹ hưu trí và tính toán làm sao để chúng phục vụ bạn nghỉ ngơi thoải mái lúc về già, đó cũng là lúc cho bạn ý tưởng ra đời các khoản tiền sinh lời hiệu quả.

Hãy tính toán khoản đầu tư 10000 USD tăng trưởng như thế nào sau 30 năm:

Sau thời gian…

10.000 USD, mức tăng trưởng 8% một năm..

10 năm

21.589 USD

20 năm

46.610 USD

30 năm

100.627 USD

40 năm

217.245 USD



2. Bắt đầu thật sớm

Ở tuổi 11, Buffett đã mua những tờ cổ phiếu đầu tiên, điều này nhắc nhở chúng ta có thể làm tốt đến đâu nếu như chúng ta bắt đầu sớm. Nếu như bạn bắt đầu đưa tiền tiết kiệm vào quỹ hưu trí những năm 20 tuổi hoặc 30 tuổi, thì số tiền mà bạn tiết kiệm được trong 30 năm sau – hoặc 40 – sẽ không hề nhỏ.

Hãy tính toán khoản đầu tư 10000 USD tăng trưởng như thế nào sau 30 năm:

Đây là số tiền bạn sở hữu sau nhiều năm nếu liên tục bỏ tiền vào quỹ tiết kiệm:

Với mức lợi suất 8%/năm:

Đầu tư 5.000 USD mỗi năm

Đầu tư 10.000 USD mỗi năm

Đầu tư 15.000 USD mỗi năm

5 năm

$31.680

$63.359

$95.039

10 năm

$78.227

$156.455

$234.682

15 năm

$146.621

$293.243

$439.864

20 năm

$247.115

$494.229

$741.344

25 năm

$394.772

$789.544

$1,2 triệu

30 năm

$611.729

$1,2 triệu

$1,8 triệu

35 năm

$930.511

$1,9 triệu

$2,8 triệu

40 năm

$1,4 triệu

$2,8 triệu

$4,2 triệu



3. Đừng lảng tránh lạm phát

Buffett từng nói, “Số học là công cụ cho bạn thấy rõ lạm phát là thứ thuế kinh khủng hơn bất cứ thứ gì được ban hành bởi quốc hội của chúng ta.” Lạm phát đổ ập lên mọi thứ xung quanh chúng ta.

Hãy ví dụ nếu một ai đó có tiền gửi ở ngân hàng nhận về lãi suất 5% một năm, và nếu lạm phát ở mức 4,2%, thì giá trị lãi suất thực cho toàn bộ số tiền bạn nhận về chỉ là 0,8%.

Tính trung bình trong dài hạn thì lạm phát trung bình ở mức 3%, nhưng đó không phải là 1 đường thẳng. Ví dụ, năm 2015 lạm phát trung bình ở mức 0%, nhưng năm 1975 là 9%, 1980 lên tới 13%, đến năm 1982 còn 6%. Trong khi đó lạm phát tác động rất lớn đến trạng thái tài chính của con người.

Thậm chí dù lạm phát chỉ ở mức 3%, 1 món đồ có giá 100 USD bây giờ sẽ có giá 181 USD trong 20 năm nữa. Tưởng tượng bạn muốn thu về 875.000 USD trong quỹ hưu trí 20 năm sau, hãy đặt câu hỏi bạn sẽ cần số tiền bao nhiêu ngay từ giờ để thực hiện ước muốn đó. Nếu mức lạm phát duy trì ở 3%, 875.000 USD bây giờ sẽ chỉ tương đương với 484.000 USD ở thời điểm đó.

4. Cẩn thận với chi phí hàng tháng

Một mối nguy hiểm với tình trạng tài chính mỗi người là các chi phí phát sinh đến mức lạ lùng. Buffett đã ghi chú lại tình trạng này trong bức thư gửi cổ đông năm 2016:

Trong lúc hàng nghìn tỉ USD được gửi vào phố Wall phố với mức phí cao chót vót, các nhà quản lý quỹ thường là những người nhân thêm số tài sản của mình lên nhiều lần chứ không phải không phải các khách hàng của họ. Các nhà đầu tư tổ chức hay cá nhân đều nên ủy thác tiền với các quỹ đầu tư chi phí thấp có uy tín cao… Lời gợi nhắc thông thường của tôi vẫn là tìm kiếm một quỹ chỉ số nào đó phản ánh đầy đủ toàn bộ thị trường.

Hãy làm một phép so sánh, các quỹ tương hỗ điển hình ở Mĩ thường thu phí giao dịch với mức 1,1% hàng năm, trong khi các quỹ chỉ số chỉ thu 0,1%, như vậy bạn có thể đầu tư đúng ý theo quỹ chỉ số – tất nhiên do bạn lựa chọn – với mức thu phí chỉ 0,1% hoặc còn ít hơn nữa. Đây là thống kê số tiền bạn có được hàng năm sau đầu tư 10.000 USD, với mức lợi nhuận 10% hàng năm, vào cả hai quỹ trên để bạn được suy nghĩ và thực hiện so sánh:

Thời gian đầu tư

Quỹ tương hỗ

Quỹ chỉ số

10 năm

$164.663

$174.315

20 năm

$550.920

$622.348

30 năm

$1,5 triệu

$1,8 triệu

Các quỹ chỉ số không chỉ thu phí rất ít từ các nhà đầu tư, mà trong thời gian vừa qua chúng còn mang lại lợi suất vượt trội so với các quỹ đầu tư chủ động.

Hãy chắc chắn nhận thức rõ mức phí giao dịch ảnh hưởng thế nào đến đời sống xung quanh bạn. Trong đời sống thường ngày, ngân hàng thu phí, thẻ tín dụng thu phí, khoản thế chấp thu phí … phí giao dịch thực sự ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tài chính của bạn.

Warren Buffett có thực sự chưa từng vay nợ để đầu tư cổ phiếu?

Bài viết mới