Barack Obama trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên của Mỹ sau cuộc bầu cử ngày 4/11/2008. Gần 9 năm sau và khi không còn cầm quyền, Obama trở lại với 2 câu hỏi mà ông đã tự hỏi bản thân hàng thập kỉ trước khi còn học đại học: “Tôi có thể có một ảnh hưởng như thế nào?” và “Tôi có thể tạo ra sự khác biệt như thế nào?”.
Ngày 1/11, Obama tổ chức hội nghị đầu tiên của Obama Foundation. Hơn 500 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang nổi và đã thành lập từ khắp nơi trong nước và trên thế giới đến Chicago để tham gia một chuỗi các cuộc đối thoại kéo dài 2 ngày. Trong bài phát biểu ở hội nghị này, Obama nói rằng khi ông học Đại học, ông “đã bắt đầu phát triển lương tâm xã hội”. Ông nói: “Ít nhất là tất cả những bài học mà mẹ tôi từng thì thầm vào tai tôi đã trở thành kim chỉ nam cho tôi trong mọi việc”.
Hãy là người tốt bụng, có ích và biết quan tâm đến những người kém may mắn hơn mình.
Hãy là một người tạo ra hòa bình thay vì một kẻ chủ mưu.
Cố gắng để giúp người khác tiến bộ hơn là đẩy họ xuống.
Năm 2009, Tổng thống (TT) Mỹ Barack Obama từng được trao giải Nobel Hòa bình 2009 vì nỗ lực phi thường để tăng cường đối ngoại quốc tế và hợp tác giữa các dân tộ, mang đến cho thế giới “hy vọng về một tương lai tốt hơn” thông qua những hoạt động vì hòa bình và lời kêu gọi giảm kho vũ khí hạt nhân toàn cầu của mình.
Obama nói, ông đã được truyền cảm hứng để hành động nhờ phong trào quyền công dân của người Mỹ và việc tìm hiểu về giới trẻ – những người đã đi gõ cửa từng nhà để cố gắng vận động những người chưa bao giờ bỏ phiếu cho ông trước đây. Mặc dù ông nói không có bất kì những phong trào nào vào thời điểm ông tốt nghiệp đại học, ông tiếp tục đi theo những lời chỉ bảo mà mẹ ông đã dạy. Obama đã kiếm được một vị trí là người tổ chức cộng đồng với một nhóm nhỏ các nhà thờ ở phía Nam Chicago.
Ông nói: “Tôi thực sự không biết tổ chức cộng đồng là cái gì, nhưng tôi đã đến đó và 3 năm sau đó tôi di chuyển qua tất cả các vùng của miền Nam và làm việc với các nhà lãnh đạo ở các nhà thờ, các câu lạc bộ và các tổ chức cộng đồng”. Ở đó, họ đã chấp nhận những thứ mà lúc đó được coi là các rủi ro: họ cố gắng xây dựng một công viên mới ở khu vực lân cận đã bị tàn phá bởi việc buôn bán ma túy. Họ xây dựng những chương trình sau giờ học để các bạn trẻ có thể thỏa mãn ước mơ học đại học. Họ làm việc về các vấn đề môi trường trong dự án nhà ở công cộng ở gần bãi rác.
“Và tôi thực sự không phải muốn ghi danh mình vào lịch sử, tôi không lãnh đạo một phong trào, nhưng những thứ tôi học được là những người dân thường trong các cộng đồng địa phương có thể làm những điều phi thường khi họ được trao một cơ hội, khi tiếng nói của họ được lắng nghe, khi họ hành động cùng nhau và khi họ nhận ra chính mình”. Ông cũng gửi lời cảm ơn đến sự toàn tâm của cộng đồng ấy, ông đã học được rằng “mỗi người đều có một câu chuyện riêng và nó thì bất khả xâm phạm”.
Ngay cả khi rời khỏi tổ chức cộng đồng đó, tất cả những bài học mà ông đã được học thì không bao giờ bị ông lãng quên, về con người, về bản chất đã ăn sâu trong các cộng đồng, về việc lắng nghe và chia sẻ những câu chuyện, và “việc tạo ra sức mạnh từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống để mang lại những thay đổi thực sự”. Obama nói: “Tôi mang những bài học đó theo mình ngay cả sau khi tôi trở thành tổng thống của Mỹ”.
Khi ông ấy đi khắp mọi miền đất nước và trên thế giới, ông gặp những người trẻ, những người giống như ông, “những người luôn tự hỏi rằng làm thế nào họ có thể tạo ra sự khác biệt”, và đi theo những bước theo bài học của mẹ mà ông cho rằng rất đúng đắn.
Tổng thống Obama chia sẻ: “Suốt nhiệm kì của tôi, bất cứ khi nào tôi nhụt chí, bất cứ lúc nào tôi hoài nghi, bất cứ khi nào mọi thứ khó khăn, một điều luôn luôn khích lệ, động viên tôi. Đó là những người trẻ với tầm nhìn, tài năng, và động lực, sự khát khao để có một ảnh hưởng và tạo ra một sự khác biệt”.