1. Ngừng việc góp nhặt những niềm vui nhất thời, hãy tìm kiếm hạnh phúc thực sự của cuộc sống
Một trong những khái niệm quan trọng của đạo Phật là “Dukkha”, nghĩa là một sự bất an, không có khả năng cảm thấy hài lòng. Khái niệm này đề cập đến sự thèm muốn những điều xa vời, không bao giờ có thể thỏa mãn được của con người. Chúng ta tìm kiếm sự giàu có, thành công, quyền lực… nhưng những thứ này chỉ có thể đem đến cho bạn niềm vui ngắn hạn.
Hơn nữa, sự khao khát này thực sự có thể cản trở chúng ta trong việc tìm kiếm hạnh phúc đích thực, vĩnh viễn. Phật giáo khuyến khích con người suy nghĩ về những điều hạnh phúc thực sự trong cuộc sống.
2. Đừng bỏ lỡ hiện tại vì hoài tưởng quá khứ hay ôm mộng về tương lai
Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, thực hành chánh niệm giúp chúng ta buông bỏ ham muốn, sống ở hiện tại mà không lo lắng về quá khứ hay tương lai.
Chúng ta có những thói quen tiêu cực về tinh thần lặp đi lặp lại. Một trong những thói quen tiêu cực nhất là thường xuyên suy nghĩ chuyện tương lai quá nhiều. Điều này khiến chúng ta lo lắng, không thể sống trọn vẹn và hạnh phúc với hiện tại.
Trong sâu thẳm, nhiều người trong chúng ta tin rằng chúng ta không thể hạnh phúc, rằng chúng ta còn nhiều điều phải kiểm chứng trước khi có thể thực sự tận hưởng cuộc sống. Chúng ta suy đoán, mơ ước, lập chiến lược và kế hoạch cho hạnh phúc mà chúng ta muốn có trong tương lai, chúng ta liên tục đuổi theo mục tiêu đó, ngay cả khi ngủ. Chúng ta lo lắng về tương lai vì không biết nó sẽ ra sao, nhưng việc lo lắng này khiến chúng ta không thể vui vẻ trong hiện tại nữa”.
Những suy nghĩ về quá khứ, lo lắng về tương lai đang ngăn cản bạn trải nghiệm tốt nhất thời điểm hiện tại. Đừng sống vội vàng, hãy cho bản thân một chút thời gian để tận hưởng thực sự cuộc sống này. Điều đó sẽ tạo ra một thay đổi lớn, bất ngờ cho bạn.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách thử thưởng thức một tách trà trong chánh niệm – đặt hết tâm trí của bạn vào tách trà, để cảm nhận hơi ấm của chiếc cốc, hương, vị của nước trà. Nếu không có chánh niệm, bạn sẽ hoàn toàn bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị đó.
3. Kiểm soát nghiệp quả và tạo nguồn năng lực tích cực bao quanh bạn
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, nghiệp chướng không ám chỉ số phận cố định mà dựa trên hành động và suy nghĩ của bạn trong từng khoảnh khắc. Bạn có thể hiểu, nghiệp là năng lượng bạn tạo ra trong từng khoảnh khắc.
Ví dụ như, bạn thường xuyên phản ứng mọi chuyện bằng thái độ giận dữ, tâm trí của bạn luôn thường trực để bung ra cơn tức giận, thì bạn sẽ nhận được năng lượng tương tự từ những người xung quanh. Nếu bạn có phản ứng nhẹ nhàng, bình tĩnh, bạn cũng sẽ nhận được điều tương tự.
Khái niệm nghiệp chướng này có thể sẽ giúp bạn ý thức hơn về năng lượng mà bản thân tạo ra mỗi ngày. Chúng ta đều có quyền điều khiển hành động và ý định của bản thân và điều đó có tác động đến môi trường sống xung quanh. Hãy thay đổi bản thân tích cực để trở thành người mà bạn muốn.