Ảnh vệ tinh chụp ngọn núi Triều Tiên thử bom H có nguy cơ sập

Ảnh vệ tinh núi Mantap, nằm trong khu vực thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên, cho thấy những dấu hiệu bất thường, làm dấy lên quan ngại về khả năng nó có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Theo ước tính, vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên có sức công phá 160 kiloton, gây ra địa chấn mạnh có thể cảm nhận ở những khu vực nằm xa bãi thử.

Wen Lianxing, trưởng khoa địa chất học của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc tại Hợp Phì, tỉnh An Huy, nhận định: “Nếu ngọn núi sập xuống, nó sẽ tạo ra một hố lớn đồng thời giải phóng phóng xạ còn sót lại sau vụ thử hạt nhân. Điều đó sẽ vô cùng tồi tệ”.

Phóng xạ sau vụ thử có thể tồn tại nhiều thập kỷ trong môi trường. Nó có thể gây ra các loại bệnh ung thư và lan ra một khu vực rộng lớn. Những thay đổi ở khu vực xung quanh ngọn núi càng làm dấy lên quan ngại về nguy cơ nó sập xuống.

Ngọn núi Mantap trước và sau khi Triều Tiên thử hạt nhân.

Lở đất xuất hiện sau vụ thử hạt nhân mà Triều Tiên gọi là bom H.

Các nhà khoa học lo ngại, nếu núi Mantap sập, phóng xạ sẽ phán tán ra ngoài môi trường.

Giải mã “quý bà áo hồng” của Triều Tiên, người duy nhất được chọn để công bố thành tựu hạt nhân Bình Nhưỡng

Bài viết mới