Ai cũng mơ ước một cuộc sống không đau buồn, nhưng chính sự “đảm bảo” quá mức mới là đau khổ thực sự

Thực tế, chẳng ai muốn sống một cuộc đời đau khổ. Chúng ta tìm đủ mọi cách để trốn tránh những niềm đau nỗi khổ, cho đó là cách tốt nhất để có một cuộc sống tốt đẹp. Ngoài vô vàn cách để chữa lành nỗi đau thể xác, chúng ta cũng đang dần tự thỏa hiệp với những nỗi đau tinh thần để hạn chế tối đa tác động tiêu cực của chúng lên cuộc sống. Và chúng ta nghĩ rằng, như thế thì mình sẽ được vui vẻ. Nhưng không!

Nếu không bao giờ bị tổn thương, bạn sẽ không biết thế nào là bình an? Nếu không thấy đau đớn, liệu bạn có biết mình cần được chữa trị? Có rất nhiều câu hỏi có thể đưa ra để khẳng định, cuộc sống không có buồn đau không màu hồng như bạn nghĩ!

“Đau đớn” là người bảo vệ của bạn

Cảm giác đau trên thể xác chính là dấu hiệu nhắc bạn ngừng ngay những hành động có hại cho bản thân. Ví dụ như cảm giác bỏng rát dạy đứa trẻ không được nghịch với lửa, những ai còn biết đau đớn thì tức là vẫn biết nên làm gì và không nên làm gì để tránh gây tổn thương chính mình.

Về mặt tâm lý, sự buồn đau giống như đòn bẩy để khiến con người vươn lên số phận. Giống như câu nói “Cái gì không giết chết bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn” (What doesn’t kill you makes you stronger), nỗi đau giúp bạn đương đầu với những khó khăn không thể tránh khỏi trong cuộc sống để tiếp tục hoàn thiện mình. Lần đầu tiên thất tình có thể sẽ khiến bạn cảm thấy tất cả như sụp đổ, nhưng nhờ nó mà những lần đổ vỡ tiếp theo bạn đứng dậy nhanh chóng hơn. Không ai có thể sống mãi trong nỗi đau, và con người có xu hướng tự rút kinh nghiệm để giảm bớt nỗi đau mình phải gánh chịu. Đó là một bài học quý mà buồn đau đem đến cho chúng ta.

Không đớn đau, Không hạnh phúc

Khi nào thì bạn biết là mình hạnh phúc? Hạnh phúc không phải một cái thang hữu hình để nhìn thấy, mà hoàn toàn dựa vào cảm nhận vô hình. Vậy nếu không có sự so sánh với nỗi buồn, thì làm sao con người biết cảm giác hạnh phúc ra sao?

Các nhà khoa học đã tìm ra một nguyên lý để đem lại hạnh phúc, đó chính là thử thách. Những người tham gia nghiên cứu cho biết, họ cảm thấy hạnh phúc hơn, cuộc đời có ý nghĩa hơn khi vượt qua được những thử thách trong cuộc sống. Cảm giác hạnh phúc và thành công chỉ trọn vẹn khi trải qua những khó khăn, thậm chí là vấp ngã để đến được đích cuối cùng. Đây chính là lý do những người có thu nhập thấp thường cảm thấy hạnh phúc hơn những người ở tầng lớp thượng lưu, vì cuộc sống đối với họ có quá nhiều khó khăn và gian khó.

Tránh né nỗi đau sẽ càng khiến bạn đau khổ hơn

Buồn đau là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, đừng cố gắng phủ nhận điều này. Những khoảnh khắc buồn đau lẫn lộn trong cuộc sống chính là bài học, là kỷ niệm, là dấu ấn để bạn khắc ghi những khoảnh khắc trong cuộc đời mình.

Cuộc sống chỉ hoàn hảo khi có đầy đủ các cung bậc cảm xúc. Bạn sẽ nhớ gì nếu sống một cuộc đời một màu, một sắc thái, không có điểm nhấn, không có dấu ấn?

Chấp nhận nỗi buồn giúp bạn nhìn nhận cuộc sống chính xác hơn

Có bao giờ bạn tức giận với sếp hay đồng nghiệp vì công việc không suôn sẻ? Bạn đổ lỗi cho mọi người vì không làm theo ý của mình, nhưng lại không dám lên tiếng phản bác? Và bạn hậm hực ôm nỗi bực dọc đó vào mình rồi cho rằng cuộc đời thật quá bất công?

Không bạn ơi, trước khi trách giận người khác thì cần nhìn thẳng vào bản thân mình đầu tiên. Có phải sự thất bại khiến bạn cảm thấy lo lắng? Có phải bạn đang cảm thấy mất niềm tin vào chính mình hơn là mất niềm tin vào mọi người? Có phải bạn sợ hãi khi bị chỉ ra yếu kém?

Chấp nhận nỗi đau, nỗi sợ mà mình đang trải qua sẽ giúp chúng ta bình tĩnh hơn, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn. Bằng cách hiểu thêm về bản thân mình, bạn có thể đối diện với những tình huống oái oăm khác trong cuộc sống một cách trơn tru hơn rất nhiều.

Vì thế, đừng trốn tránh những nỗi đau mà cuộc sống mang lại. Có thể hôm nay bạn cảm thấy có thể chết đi, nhưng ngày mai nhìn lại bạn sẽ thấy cảm ơn cuộc đời vì đã từng đối xử thật tệ bạc với mình. Có như thế, bạn mới cảm nhận được vị ngọt của thành công và hạnh phúc hôm nay!

Bill Gates: “Khi còn sống tất cả đều như nhau, thế nhưng có những cái chết đau đớn hơn tất cả”

Bài viết mới