Ai cũng có thể làm môi giới BĐS nhưng đến năm 2018 mọi chuyện sẽ phải khác

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Tấn Phong – Chuyên gia bất động sản (BĐS) nhà phố Tp.HCM, Tổng thư ký Srec cho biết: “ Hiện, hững người làm sale bất động sản nếu bán được nhà sẽ thu nhập rất cao, có khi lên đến cả trăm triệu mỗi tháng. Ai cũng có thể làm được môi giới nhà đất, chỉ cần sale tốt”.

Những việc còn lại như chính sách thanh toán, chất lượng sản phẩm hay khả năng sinh lời…là chuyện chủ đầu tư phải lo. Tuy nhiên, trong thời buổi công nghệ phát triển chóng mặt, mọi chuyện đều có thể chỉ thực hiện thông qua một “click chuột”, thì định nghĩa về môi giới nhà đất sẽ phải khác.

Cũng theo ông Phong, người môi giới địa ốc lúc này không chỉ có vai trò bán được hàng mà phải có kiến thức

nguyentanphong

về thị trường để tư vấn cho nhà đầu tư. Nói cụ thể, người môi giới phải hiểu được sản phẩm của mình, từ vị trí cho đến pháp lý, từ chất lượng cho đến khả năng sinh lời… Đồng thời, người môi giới cũng phải được trang bị về kiến thức thị trường, nhận biết được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm với các đối thủ, từ đó mới có thể tư vấn một các tốt nhất cho nhà đầu tư.

Những năm gần đây thị trường địa ốc phát triển rầm rộ, nguồn cung đa dạng, giao dịch sôi động dẫn đến nghề môi giới trở thành nghề hot, hấp dẫn giới trẻ, chuyện môi giới có chứng chỉ không còn mới.

Đặc biệt, dự báo trong năm 2018, công nghệ ngày càng phát triển, những sàn giao dịch mua bán BĐS online theo đó mở ra ồ ạt, thì chính nhân viên môi giới BĐS bắt đầu cảm thấy bất an về vị trí của mình hơn bao giờ hết.

Nếu môi giới đủ tốt, công nghệ mãi chỉ là công cụ hỗ trợ

Giải tỏa cho những nỗi lo trên, ông Phong khẳng định nếu nhân viên môi giới đủ tốt, thì công nghệ phát triển cũng chỉ hỗ trợ tốt hơn cho việc mua bán BĐS của họ.

Trở lại câu chuyện mua nhà, những năm gần đây, đặc biệt là năm 2017 nổi lên rất nhiều vụ lừa đảo, làm giấy tờ giả, tài sản không có… Điển hình tại Địa ốc Alibaba, mặc dù chưa được cấp phép đầu tư, thậm chí dự án vẫn chưa được phê duyệt giải phóng mặt bằng và bồi thường nhưng đơn vị này vẫn hiên ngang rao bán, mà lại theo cách rất phô trương. Đến nay, mặc dù chính quyền đã vào cuộc thanh tra xử lý, xong vẫn chưa nhận được sự hợp tác từ đơn vị này.

Chỉ một ví dụ trên có thể hiểu được phần nào hoang man của người mua nhà khi đi đầu tư. Chưa kể, với nhiều người việc có tiền để mua được căn nhà không phải là dễ dàng, ông Phong nhấn mạnh. Như vậy, để có thể tạo được niềm tin hơn cho người mua nhà thì cần phải có người môi giới trao đổi trực tiếp, dẫn khách hàng đi coi nhà mẫu và hỗ trợ các thông tin cần thiết… nhân viên môi giới ít nhiều vẫn khiến nhà đầu tư an tâm hơn khi bỏ ra số tiền lớn vào BĐS.

Ngược lại, với trò người bán, nếu chỉ có tiền xây nhà, có kiến thức để làm sao sản phẩm của mình tốt nhất, thì vẫn chưa đủ. Họ phải thông qua người môi giới để có thể tiếp cận người có nhu cầu, đồng thời truyền tải một cách đầy đủ nhất những tiện ích về sản phẩm của mình, nhằm thuyết phục được khách hàng.

Tựu trung lại, vai trò của người môi giới thực tế không dễ dàng để tự động hóa được, họ vẫn chính là trung gian quan trọng kết nối người mua và người bán. Song, nhắc lại một lần nữa người môi giới muốn làm tốt công việc của mình không chỉ có sale tốt, mà kiến thức cũng phải tốt. Có như vậy, công nghệ có phát triển bao nhiêu đi nữa, cũng chỉ đóng vai trò hỗ trợ để môi giới BĐS làm tốt hơn công việc của mình.

“Công nghệ là cần thiết, nhưng muốn có “deal” thì phải “face to face””, ông Phong khẳng định.

Bài viết mới