Ai cập sẽ nhập khẩu hơn 200.000 tấn gạo trong thời gian tới

Ai cập là một nước sản xuất và xuất khẩu lúa gạo (chủng loại gạo hạt tròn–medium grain) lớn nhất khu vực Trung Đông-Bắc Phi trong suốt nhiều thập kỷ qua, tuy nhiên sản xuất lúa gạo của Ai cập hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do thiếu nguồn nước canh tác, đặc biệt khi nguồn nước sông Nile sẽ bị ảnh hưởng bởi Đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia đang xây dựng và sẽ sớm ngăn dòng tích nước.

Sự thiếu hụt nước đã khiến cho đầu năm nay, Chính phủ Ai Cập đã phải cắt giảm giảm hơn 50% diện tích đất trồng lúa từ 1,7triệu feddans (tương đương 715.000 ha) xuống 724.000 feddans (khoảng 304.000 ha) trong niên vụ 2018 (từ tháng 5 đến tháng 9).

Trong mười năm trở lại đây, sản lượng lúa gạo của nước này đạt cao nhất 7.3 triệu tấn vào năm 2008 và thấp nhất vào năm 2010 với 4.3 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng lúa gạo năm 2018 được dự báo còn xuống thấp hơn năm 2010 và sẽ giảm giảm khoảng 1 triệu tấn xuống còn 3.3 triệu tấn trong khi lượng gạo tiêu thụ sẽ vào khoảng 4 triệu tấn.

Tuyên bố của Thủ tướng Ai Cập đưa ra trong bối cảnh giá lúa gạo của nước này liên tục tăng trong thời gian vừa qua. Tại thị trường nội địa, giá thóc bình quân trong tháng 5/2018 là 4.700 LE/tấn (267 USD/tấn) so với mức 4.000LE/tấn (228 USD/tấn) trong tháng 1/2018. Giá gạo đã tăng lên gần 8.000 LE/tấn (455 USD/tấn) trong tháng 5 so với mức 6.500 LE/tấn (369 USD/tấn) trong tuần đầu tháng 3/2018.

Trong tuyên bố của Thủ tướng Ai Cập không nêu rõ chính xác thời điểm và số lượng gạo dự kiến sẽ nhập, tuy nhiên theo các nguồn tin trong ngành, sau khi tính đến lượng gạo tồn kho trong niên vụ trước, lượng gạo ước tính sẽ nhập khẩu từ 200.000-300.000 tấn.

Được biết, Ai Cập hiện duy trì chính sách mở cửa đối với lúa gạo nhập khẩu và thực hiện chính sách miễn thuế đối với mặt hàng này. Nước này hiện tiếp tục duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo cân đối cung cầu trong nước.

Nông nghiệp, thủy sản khởi sắc nhờ lúa gạo và cá tra

Bài viết mới