“Bộ VHTT&DL duyệt giá trị thương hiệu Hãng phim truyện VN là 0 đồng“

Trong buổi họp mặt với báo chí do Hội Điện ảnh Việt Nam cùng các nghệ sĩ tổ chức sáng 21/9, các nghệ sĩ đồng loạt bày tỏ bức xúc về những khuất tất trong tiến trình cổ phần hoá tại Hãng phim truyện Việt Nam.

NSND – đạo diễn Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam: “Sau khi nghiên cứu và nắm tình hình thực tế về tiến trình cổ phần hoá tại Hãng phim truyện Việt Nam, tôi nhận thấy có những vấn đề sau:

Về ứng xử của nhà đầu tư chiến lược với anh em nghệ sĩ là điều không thể chấp nhận được. Nhà đầu tư chiến lược ở đây là Tổng công ty Vận tải Thuỷ Việt Nam (VIVASO) phải đảm bảo quyền lợi của người lao động và phải có trách nhiệm duy trì phát triển nghề nghiệp. Cả 2 điều này VIVASO đều không làm được.

NSND-đạo diễn Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam.

NSND-đạo diễn Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam.

Tôi đã đến Hãng phim truyện Việt Nam và phát biểu nơi đây là cánh chim đầu đàn, là cái nôi của tất cả nghệ sĩ đã tạo nên thương hiệu cho nền điện ảnh Cách mạng. Tôi chưa nói đến giá trị đất đai. Hơn 400 tác phẩm nghệ thuật đã đi theo định hướng văn hoá, văn nghệ của Đảng, cả một hãng phim truyện với bề dày truyền thống Cách mạng như vậy. Cần xem lại nhận thức và tư chất của những người trong Ban chỉ đạo cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam.

Việc định giá trị thương hiệu Hãng phim truyện Việt Nam bằng 0 đã được Ban chỉ đạo cổ phần hoá trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mà các cấp có thẩm quyền ở đây là ai? Chính là Bộ VHTT&DL”.

NSƯT-đạo diễn Xuân Sơn: “Mảnh đất số 4 Thuỵ Khê đã cho tôi cuộc đời hôm nay. Tôi hỏi ngày hôm nay, ở buổi họp mặt này, đại diện Tổng công ty Vận tải Thuỷ có ở đây không? Để xảy ra cơ sự ngày hôm nay có phải là đã “cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về giày mả tổ” không?

 NSƯT-Đạo diễn Xuân Sơn. (Áo trắng)

NSƯT-Đạo diễn Xuân Sơn. (Áo trắng)

Tôi đã xem những video clip về đối thoại giữa Ban lãnh đạo VIVASO với anh em nghệ sĩ. Họ ăn nói rất đường chợ. Ngày hôm nay, tôi đến đây không phải vì đồng lương hưu. Tôi đề nghị truy cứu trách nhiệm về người ký thông qua toàn bộ quá trình cổ phần hoá tại Hãng phim truyện Việt Nam. Tôi đề nghị trả lại công bằng cho những người cả đời cống hiến vì nền điện ảnh nước nhà”.

Nhà văn Chu Lai: “Số 4 Thuỵ Khê đã đi vào số phận dân tộc, thăng trầm lịch sử non sông. Số 4 Thuỵ Khê đứng trên miệng vực phá sản tức là lịch sử Việt Nam đứng trên miệng sự bất hạnh. Số 4 Thuỵ Khê là hồn vía của nền văn hoá, là giá trị tinh thần, sức mạnh của dân tộc trong những lúc nước sôi nước bỏng…

… khi tuyên bố những anh em không đến làm không có lương, họ không hiểu lãnh đạo văn nghệ thực chất là không lãnh đạo gì. Nhiều anh em nghệ sĩ lang thang mưa gió mới tìm tòi những ý tưởng nghệ thuật, giằng xé đau đớn. Đó là sự lao động âm thầm và cô đơn, chứ không phải là sự lao động sủi bọt trên sông nước… Bi kịch ở đây là có quá nhiều sự đặt không đúng chỗ… Tổng công ty Vận tải Thuỷ không đủ tư cách, nhân cách, năng lực để làm chủ Hãng phim truyện đầu đàn, một hãng phim truyện có truyền thống, bề dày, niềm tự hào của dân tộc như Hãng phim truyện Việt Nam”.

Nhà văn Chu Lai ví von: “Có 3 thứ không thể thay đổi được là nhan sắc đàn bà, khái niệm tình yêu và Hãng phim truyện Việt Nam”.

Đạo diễn trẻ Đinh Tuấn Vũgửi tâm thư bày tỏ quan điểm: “Anh Thủy Nguyên đã chia sẻ rằng các anh ấy là người ngoại đạo, cần sự giúp đỡ của chúng tôi. Và việc trước mắt là phải thành lập hội đồng thẩm định dự án và phát triển dự án phim của hãng. Ngay sau đó, chúng tôi đã họp khối nghệ thuật, bầu ra hội đồng để đưa lên Ban lãnh đạo. Thế nhưng, sau hai tháng, phía anh ấy không hề có hồi âm. Và trước báo giới, anh Thủy Nguyên lại nói rằng việc chúng tôi tự bầu hội đồng là sai nguyên tắc. Tôi đã thực sự bị choáng khi nghe câu trả lời ấy…

 Đạo diễn trẻ Đinh Tuấn Vũ.

Đạo diễn trẻ Đinh Tuấn Vũ.

Một đạo diễn trẻ như tôi, có không dưới 5 lời mời làm phim mỗi tháng, nhưng tôi đã từ chối tất cả để đợi Hãng cổ phần xong xuôi, để sẵn sàng lao vào góp sức. Như anh Nguyên nói: “các đạo diễn ngon mà chúng tôi không biết giữ thì bên khác nó cắp mất ngay”. Thật tiếc, sự chờ đợi, hy vọng cũng chỉ có hạn, và tôi cũng bị “cắp mất” vào cuối tháng 8 vừa rồi từ một “bên khác”.

Đạo diễn Trần Quốc Trọng: “Nếu để mất số 4 Thụy Khuê, có thể chúng ta sẽ mất thêm nhiều địa chỉ khác. Sau Hãng phim truyện Việt Nam, một hãng phim khác, một nhà hát khác có thể sẽ bị bán thẳng tay cho doanh nghiệp buôn bán, kinh doanh trên đất vàng như thế này. Chúng ta không thể ngồi đó kêu khóc mà phải hành động”./.

PTT yêu cầu thanh tra lại quá trình cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam

Bài viết mới