Triều Tiên bị trừng phạt, nền kinh tế các tỉnh biên giới Trung – Triều lao đao

Tháng trước, ở Hồn Xuân (Hunchun), thành phố có dân số khoảng 230.000 người nằm gần nơi tiếp giáp giữa 3 nước Trung Quốc – Triều Tiên – Nga, một vài cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra sau khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua lệnh trừng phạt mà theo đó cấm các nước nhập khẩu thủy sản và các loại hàng hóa khác do Triều Tiên sản xuất. Kết quả là hàng chục cửa hàng bán buôn đã phải đóng cửa, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những người phải phụ thuộc vào hoạt động giao thương với Triều Tiên, từ những người chuyên đóng gói đến các nhà phân phối, lái xe hay các ông chủ hàng ăn.

“Hiện giờ có nhiều người đã rơi vào cảnh thất nghiệp”, Liu Guanghua – ông chủ 41 tuổi sở hữu một trong số ít ỏi các cửa hàng vẫn còn hoạt động ở 1 khu phố chuyên bán đồ hải sản nói. “Lệnh trừng phạt là để chống lại Chính phủ Triều Tiên, nhưng nó ảnh hưởng đến người dân thường ở cả Trung Quốc và Triều Tiên”.

Những thành phố nằm ở phía Đông Nam “vành đai sắt” của Trung Quốc vốn đang đau đầu với sự suy giảm của các ngành công nghiệp nặng như luyện thép và khai mỏ. Giờ đây họ lại phải đối mặt với những khó khăn mới mà bối cảnh Triều Tiên bị cô lập tạo ra. Trong khi Mỹ gây áp lực về 1 cuộc chiến tranh thương mại nếu như Trung Quốc không sử dụng lợi thế kinh tế của mình để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, Bắc Kinh cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng những ảnh hưởng mà lệnh cấm vận gây ra đối với kinh tế Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc bắt đầu thu hẹp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nhà nước trong những năm 1990 và gia nhập WTO năm 2001, các tỉnh Cát Lâm và Liêu Ninh vẫn chưa thể tìm ra các động lực tăng trưởng mới. 10 năm trở lại đây khu vực này vẫn nhận được nhiều khoản trợ cấp và đầu tư nhưng có rất ít nhà máy được mở ra để thay thế những xưởng đóng tàu và các nhà máy hóa dầu từng giúp kinh tế vùng này hùng mạnh.

Nền kinh tế Cát Lâm và Liêu Ninh, những tỉnh nằm gần biên giới Trung - Triều, bị ảnh hưởng khá nặng bởi lệnh cấm vận Triều Tiên.

Nền kinh tế Cát Lâm và Liêu Ninh, những tỉnh nằm gần biên giới Trung – Triều, bị ảnh hưởng khá nặng bởi lệnh cấm vận Triều Tiên.

Năm ngoái GDP của Liêu Ninh sụt giảm 2,5%, trở thành tỉnh duy nhất trong 31 tỉnh trực thuộc trung ương tăng trưởng âm và là một trong những nguyên nhân chính khiến GDP Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất 25 năm.

Tới thăm 1 khu công nghiệp ở Thẩm Dương, phóng viên Bloomberg nhìn thấy một loạt các nhà máy bỏ hoang và những người đàn ông ngồi xổm trên vỉa hè, tay cầm những tấm biển thiết tha xin việc làm.

Theo Lyu Chao, chuyên gia của Viện khoa học xã hội Liêu Ninh, nếu hoạt động thương mại vùng biên bị ảnh hưởng, kế hoạch hồi sinh ngành công nghiệp ở vùng Đông Bắc sẽ thất bại trong khi đây là kế hoạch mà Bắc Kinh sẽ không để cho bị ảnh hưởng bởi các vấn đề quốc tế.

Theo số liệu từ MIT, hàng hóa Trung Quốc chiếm tới 85% trong tổng số kim ngạch nhập khẩu 3,47 tỷ USD của Triều Tiên trong năm 2015. Tỷ lệ trong kim ngạch xuất khẩu (trị giá 2,83 tỷ USD) cũng tương tự. Cách đây ít hôm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying đã nói rằng Trung Quốc “phải hi sinh rất nhiều và trả 1 cái giá đắt đỏ” khi tuân theo lệnh trừng phạt Triều Tiên của UN.

Một nhà buôn ở Dandong, thành phố 2,4 triệu dân nằm bên bờ sông Yalu ngăn cách Triều Tiên và Trung Quốc, cho biết anh đã buôn mọi mặt hàng từ quần áo vải vóc đến lốp xe kể từ những năm 1990, sau khi bị mất việc tại 1 công ty quốc doanh.

Giờ thì Wang phải “ngồi im” vì lệnh cấm vận.

Có nhiều bằng chứng cho thấy trước đây các địa phương này đã làm khá tốt công việc cân bằng giữa yêu cầu của Bắc Kinh với sự cần thiết phải bảo vệ nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, lần này câu chuyện không đơn giản.

Những người dân ở đây không lo lắng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ dùng vũ lực với Triều Tiên (mà gần đây nhất là bài phát biểu của ông Trump tại Hội đồng Liên hợp quốc). “Đây là vùng đất rất bình yên”, Fang Hexiang (37 tuổi), 1 người bán rượu ở Dandong, nói. “Tôi đã sống ở đây từ khi còn là 1 đứa trẻ, chẳng có cuộc chiến tranh nào cả”.

Trong những bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội, một số thương nhân cầm biểu ngữ nói rằng họ đang bị tổn thương. Tuy nhiên, một số người khác đang tìm ra những cách làm mới để xoay chuyển tình thế. Cửa hàng hải sản của Liu không bị đóng cửa như các cửa hàng xung quanh là bởi anh đã chuyển sang nhập hàng từ Nga.

Trừng phạt Triều Tiên, Mỹ sẽ nhắm đến những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc?

Bài viết mới