3 xu hướng chính trong thị trường đồng hồ cao cấp: Tương lai sẽ chỉ có thị trường cao cấp và cấp thấp

Trong những năm gần đây, những thương hiệu đồng hồ cao cấp ngày càng tập trung đầu tư vào các sản phẩm với sự độc đáo, xa xỉ ấn tượng hơn. Đồng hồ trước giờ vốn được định hình là món trang sức duy nhất của đàn ông, còn phụ nữ thì có quá nhiều sự lựa chọn từ giày, dép, túi xách, quần áo… Từ cách đây 5 năm, ngành đồng hồ Thụy Sĩ đã đưa ra nhiều nhận định về những khó khăn sắp tới, từ việc dao động tỉ giá, nền kinh tế toàn cầu nhiều biến động và xu hướng chậm lại.

Các nhà phân phối chật vật tìm kiếm khách hàng, nhà sản xuất thì loay hoay với các mẫu mã siêu sang vốn từng được tiêu thụ rất mạnh ở đất nước triệu dân này. Trong số rất nhiều hướng đi khả dụng, có 3 xu hướng chính được Giám đốc Kinh doanh Etienne de Gramont của hãng đồng hồ Roger Dubuis đề cập mà các thương hiệu đồng hồ cao cấp có thể tham khảo để duy trì ở thị trường ‘màu mỡ’ này:

Sự khan hiếm là một đặc trưng của các món hàng xa xỉ

Từ lâu, sự khan hiếm đã là một trong những yếu tố quyết định giá trị của những món hàng xa xỉ. Người ta tin rằng, càng hiếm có, số lượng càng hạn chế thì tức là món đồ càng giá trị. Những năm vừa qua, yếu tố này bị lu mờ vì xu hướng mở rộng thị trường, từ cao cấp lan sang cả trung cấp và thứ cấp.

Những người đam mê sưu tầm đồng hồ thực sự quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn hẳn sự phát triển của thương hiệu. Họ bị hấp dẫn bởi những tính năng độc đáo, thiết kế mới lạ chứ không phải vì thương hiệu toàn cầu nào đó. Nắm được tư duy đó, hãng Roger Dubuis chỉ sản xuất khoảng 5000 chiếc đồng hồ mỗi năm, tính tổng tất cả các mẫu mã, phiên bản. Chính điều này khiến giá trị thương hiệu được đẩy cao và luôn có tính cạnh tranh cao trong thương giới.

Người tiêu dùng thích thể hiện cái ‘tôi’

Chiếc đồng hồ trên tay là cách giới thượng lưu thể hiện cái tôi cá tính, thời thượng.

Chiếc đồng hồ trên tay là cách giới thượng lưu thể hiện cái “tôi” cá tính, thời thượng.

“Who wore it best?” trên Us Weekly có vẻ là chuyên mục bị người nổi tiếng, giới thượng lưu ghét bỏ bậc nhất, không chỉ phương Tây mà còn ở cả Trung Quốc. Nguyên do là bởi, họ không thích bị lặp lại. Khách hàng hạng sang thích cái gì cũng phải độc nhất, phải thể hiện được cái tôi khác biệt và không ai có thể lặp lại. Bởi thế, nhu cầu sản xuất các mặt hàng xa xỉ theo yêu cầu riêng với số lượng hạn chế, trong đó có đồng hồ nghiễm nhiên trở nên hợp lý.

De Gramont tin rằng, việc thương hiệu có đáp ứng được nhu cầu thể hiện cá tính riêng của khách hàng hay không sẽ quyết định vị trí và chỗ đứng của họ ở thị trường Trung Quốc cũng như mọi thị trường khác. Mặc dù hiện nay phần lớn khách hàng vẫn mải mê theo đuổi những mẫu mã có thương hiệu và lịch sử lâu đời nhưng họ sẽ sớm nảy sinh nhu cầu thể hiện bản thân qua chiếc đồng hồ độc đáo, duy nhất mà họ đeo thôi.

Tương lai sẽ chỉ có thị trường cao cấp và cấp thấp

Sẽ không còn thị trường trung cấp, đó là nhận định của ông De Gramont. Về cơ bản, người tiêu dùng cao cấp có một sự trung thành thương hiệu rất lớn, họ ít khi thay đổi miễn là thương hiệu vẫn đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng và sự khan hiếm. Trong khi đó, thị trường cấp thấp thì luôn nhộn nhịp và chiếm phần lớn trong dân số. Vì thế, ông khuyên những thương hiệu cao cấp, dẫu có đang chật vật thì cũng đừng vội hạ giá kẻo đánh mất thị trường.

Cận cảnh cỗ máy đếm thời gian như vũ trụ thu nhỏ Louis Moinet Space Mystery – chiếc đồng hồ duy nhất chứa đá vũ trụ đích thực

Bài viết mới