Chắc là bạn chưa biết: Bộ đồ du hành vũ trụ của Neil Armstrong được chế tạo ở… xưởng sản xuất đồ lót phụ nữ

Nếu hỏi đâu là bộ quần áo phi hành gia quan trọng nhất lịch sử, có lẽ các nhà khoa học sẽ chẳng ngần ngại mà cho rằng đó là mẫu A7L, sản xuất năm 1967. Bởi vì chỉ 2 năm sau đó, vào ngày 20/7/1969, chính Neil Armstrong đã mặc nó và trở thành người đầu tiên trong lịch sử đặt chân lên Mặt trăng.

Chỉ một bước nhỏ của (một) con người, nhưng là một bước nhảy vọt của nhân loại.

– Neili Armstrong – 1969

A7L – sự hội tụ của tinh hoa công nghệ

Chẳng ai trả lời được Columbus đã mặc gì khi đặt chân đến châu Mỹ, nhưng bạn có thể biết được mọi thông tin về những bộ đồ mà Armstrong, Buzz Arin và Mike Collins đã mặc trên chuyến tàu Apollo 11.

Bộ đồ được bao phủ bởi 21 lớp cao su tổng hợp và polyester, giúp bảo vệ cơ thể trong điều kiện môi trường cực kỳ khắc nghiệt của Mặt trăng (không có khí quyển, nhiệt độ dao động từ 113 đến -173 độ C tùy địa điểm).

Đồng thời, nó còn ngăn được bức xạ cực tím chết người từ Mặt trời, và cả những tiểu thiên thạch di chuyển ở tốc độ 16.000m/s.

Có thể nói, A7L là bộ đồ tụ hội đủ mọi tinh hoa công nghệ thời bấy giờ. Mọi chi tiết trên bộ đồ được ghép bằng tay, bởi những thợ may có tâm và có tầm nhất, vì chỉ cần một mũi kim lỗi khoảng… 0,7mm là đủ để gây tai họa trong vũ trụ, và chắc chắn sẽ phải bị hủy bỏ.

Nhưng quan trọng hơn cả, có một nguyên liệu được làm ra chỉ để phục vụ cho nhiệm vụ Apollo 11. Nguyên liệu ấy giúp cho bộ đồ chịu được nhiệt độ lên tới 530 độ C (1000 độ F). Đó là vải Beta – một loại vải làm từ sợi Teflon, được dùng làm lớp ngoài cùng của bộ đồ.

Nơi chế tạo là… xưởng sản xuất đồ lót phụ nữ

Nhiệm vụ khó nhất đối với tập đoàn Cao su quốc tế (International Latex Corporation – ICL), là ghép đủ 21 lớp vải với nhau để an toàn cho người mặc, nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng di chuyển thoải mái trong đó. Và họ giao nhiệm vụ ấy cho Playtex – một công ty nhánh của tập đoàn, chuyên sản xuất… áo lót phụ nữ.

Chính các chuyên gia từ công ty này đã chế tạo thêm các miếng đệm khớp bên trong bộ đồ – tương tự như nệm trong áo lót vậy, giúp người mặc có thể cử động vai, đầu gối, hông, mắt cá mà không phải tốn nhiều sức lực.

Và với Armstrong, việc có thể cử động thoải mái đồng nghĩa với việc ông đã thu thập được các mẫu vật vô giá trên Mặt trăng, hỗ trợ được Buzz Adrin làm một số thí nghiệm ngay tại thực địa, đồng thời giúp nhiệm vụ quan trọng bậc nhất lịch sử thành công tốt đẹp.

Nguồn: Smithsonian, Bright Side

Gắn động cơ tên lửa vào xe đạp năm 18 tuổi, gã lập dị này đang thách thức tàu vũ trụ giá rẻ của Elon Musk

Bài viết mới