1. Bạn bị thiếu máu
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày thì có thể do cơ thể bạn đang thiếu máu. Thiếu máu là chứng rối loạn xảy ra khi không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy từ phổi đến tế bào và mô.
2. Trầm cảm
Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến cơ thể cả về tinh thần lẫn thể chất, các dấu hiệu cụ thể bao gồm mệt mỏi, đau nhức và khó ngủ . Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu trên, tốt nhất nên đi gặp chuyên gia tâm lý hoặc các bác sĩ.
3. Bạn không tập thể dục
Tập thể dục có thể cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng trong suốt cả ngày dài. Tập thể dục kích thích các ty thể mới được ra trong các tế bào làm tăng năng lượng tổng thể.
4. Bạn đang bị tiểu đường
Những người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 không có mức glucose phù hợp, dẫn đến sự thừa mức đường trong máu thay vì chuyển hóa thành năng lượng. Đây là một trong những lý do chính khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mọi lúc mọi nơi.
5. Bạn đang có vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp tiết ra hormone kiểm soát các chức năng chính của cơ thể. Nếu tuyến giáp không hoạt động bình thường, nó sẽ làm cho hormone của bạn không kiểm soát được và có thể gây sụt giảm mức năng lượng của bạn.
6. Bạn ăn quá nhiều đường
Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của cơ thể. Nếu bạn ăn quá nhiều đường, lượng đường trong máu tăng đột biến có thể dẫn đến cảm giác ê ẩm, chậm chạp, mệt mỏi.
7. Bạn không uống đủ nước
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uống trà và cà phê có thể khiến bạn tăng năng lượng trở lại ngay tức thì, nhưng sau đó cảm giác mệt mỏi sẽ quay trở lại và tồi tệ hơn. Sự mất nước có thể làm cho một người mất đi năng lượng, gây ra tình trạng mệt mỏi.
*Theo Boldsky