Điện thoại thông minh của chúng ta cho phép các nhà nghiên cứu biết được liệu chúng ta có đang tập thể dục nhiều hay không. Sử dụng dữ liệu được thu thập từ hàng trăm nghìn điện thoại trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford đã tìm ra sự khác biệt rõ rệt về mức độ hoạt động trung bình của các quốc gia.
Các cư dân ở đặc khu hành chính Hồng Kông tập thể dục nhiều nhất với trung bình 6880 bước/ngày, gần gấp đôi so với người dân Indonesia ở cuối bảng xếp hạng (3513 bước/ngày).
Các nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu ngang với 68 triệu ngày của hơn 700.000 người từ ứng dụng đếm bước Argus.
Bên cạnh Indonesia, các nước lười vận động khác bao gồm Ả-rập Xê-út và Malaysia, công dân của họ đi iits hơn 4000 bước/ngày, trong khi 10.000 bước/ngày là mục tiêu để có được cơ thể khỏe mạnh được công nhận trên khắp thế giới.
Bất bình đẳng về vận động
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy số bước trung bình của một quốc gia là yếu tố lớn nhất dẫn tới béo phì. Thay vào đó, nó thể hiện sự bất bình đẳng trong hoạt động. Điều này có nghĩa là nếu có một sự chênh lệch lớn về mức độ hoạt động của người chăm vận động nhất và người lười vận động nhất ở một quốc gia, thì quốc gia đó vẫn có nhiều khả năng có mức béo phì cao, dù mức trung bình của cả nước là rất cao.
Ví dụ, ở Thụy Điển, nơi ít có sự khác biệt giữa số bước/ngày giữa người hoạt động nhiều nhất và người ít hoạt động nhất, thì tỷ lệ béo phì rất thấp. Trong khi đó, 2 nước là Mỹ và Mexico có số bước trung bình tương tự nhau, nhưng ở Mỹ có tỷ lệ béo phì cao hơn do có sự khác biệt lớn hơn giữa những người chăm tập thể dục và người lười vận động.
Trong 5 quốc gia có sự bất bình đẳng trong hoạt động cao nhất, các cá nhân có nguy cơ béo phì cao hơn 196% so với 5 quốc gia có mức bất bình đẳng thấp nhất.
Sự khác biệt giữa các giới
Hầu hết bất bình đẳng trong hoạt động là do mức độ hoạt động không đồng đều giữa nam giới và phụ nữ ở các quốc gia khác nhau.
Ở Nhật Bản, nam và nữ tập thể dục gần như bằng nhau; cả nước có mức độ bất bình đẳng hoạt động và béo phì thấp. Ngược lại, hầu hết bất bình đẳng về hoạt động ở Ả-rập Xê-út là do phụ nữ đi lại ít hơn so với nam giới.
Nghiên cứu này là nghiên cứu mới nhất sử dụng số liệu khổng lồ từ điện thoại thông mình và tới thời điện hiện tại là bao quát nhất trong lĩnh vực này. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng kết quả từ các dữ liệu này sẽ giúp chúng ta tìm ra cách mới để giải quyết cuộc khủng hoảng béo phì.
Ví dụ, nhóm nghiên cứu cũng phân tích việc đi bộ dễ dàng ở 69 thành phố ở Mỹ, và không bất ngờ khi tìm ra được sự tương quan chặt chẽ giữa mức độ hoạt động và điều kiện dễ dàng cho việc đi bộ. Họ cho rằng dữ liệu từ nghiên cứu này có thể được sử dụng để hỗ trợ các dự án phát triển đô thị trong việc thúc đẩy hoạt động thể chất.