Bất động sản 24h: Bình Dương thông xe tuyến đường Tân Long – Lai Uyên vào KCN Bàu Bàng

Bình Dương khánh thành tuyến đường gần 500 tỷ đồng, kết nối đến khu công nghiệp 2.000ha; Hơn 200km đường Vành đai 4 TP.HCM sẽ được triển khai như thế nào; Yêu cầu xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng… là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.

Hình minh họa

Đề xuất này được chuyên gia kỹ thuật của Tập đoàn CRRC đưa ra tại Hội thảo khoa học “Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm tải ùn tắc giao thông, tiến tới hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân” diễn ra ngày 11.4 tại Hà Nội.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa – đại diện Công ty TNHH Công nghệ Giao thông thông minh Đường sắt Hồ Nam Trung Quốc (HUNAN CRRC) đã đề xuất giải pháp giảm ách tách cho giao thông Hà Nội với phương tiện công cộng thông minh là loại hình tàu điện ART chạy trên đường ray ảo, có công suất luân chuyển hành khách từ 20.000 đến 30.000 khách/giờ.

Đại diện CRRC tại Việt Nam cho biết, kinh nghiệm thu được từ các dự án ART đã xây dựng tại Trung Quốc và một số quốc gia cho thấy, mỗi dự án ART chỉ mất 6-10 tháng từ khi phê duyệt dự án đến khi vận hành thử nghiệm. Về chi phí, tàu điện ART có chi phí đầu tư thấp, (chỉ từ 7-9 triệu USD/ km chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng), thời gian thi công nhanh, chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với tàu điện truyền thống, yêu cầu kỹ thuật đơn giản.

Công trình được khởi công xây dựng từ ngày 06/10/2021, do Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Đại Phong trúng thầu thi công (cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2) với giá trúng thầu gần 428 tỷ đồng. Công trình có chiều dài 8,6km. Quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h.

Tuyến đường Tân Long – Lai Uyên có vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 405 tỷ đồng, giai đoạn 2 khoảng 74,4 tỷ đồng. Điểm đầu của đường từ nút giao ngã ba Tam Lập – Tân Hiệp – Tân Long (cách đường ĐT750 khoảng 200m), điểm cuối tiếp giáp đường vào khu dân cư 5F, Khu công nghiệp Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.

Khi đưa vào sử dụng công trình góp phần giảm thời gian, chi phí di chuyển từ các khu công nghiệp của Bàu Bàng đi qua Phú Giáo đến Bắc Tân Uyên sang tỉnh Đồng Nai và ngược lại; thúc đẩy phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ các địa phương phía Bắc tỉnh Bình Dương.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Anh Tuấn tại cuộc họp với lãnh đạo TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Long An về phương án triển khai xây dựng tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM.

Theo đề xuất mới nhất, dự án đường Vành đai 4 TP.HCM có tổng chiều 207 km (đi qua 5 tỉnh, thành là Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương và Long An. Trong đó, đoạn qua Bà Rịa – Vũng Tàu dài 18,7 km; Đồng Nai dài 45,6 km; Bình Dương dài 47,45 km; TPHCM 17,3 km và Long An 78,3 km (chiếm tỷ lệ dài nhất của dự án).

Tại cuộc họp giữa Bộ GTVT và lãnh đạo các tỉnh thành đã thống nhất quy mô mặt cắt ngang đầu tư giai đoạn 1 phần tuyến cao tốc đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc (tối thiểu 4 làn xe chạy, có làn dừng xe khẩn cấp bố trí liên tục và dải phân cách giữa hai chiều xe chạy).

Riêng đối với đoạn Vành đai 4 TP.HCM đã được đầu tư xây dựng (trên địa bàn tỉnh Bình Dương), đề nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo Tư vấn nghiên cứu, đề xuất quy mô đầu tư phù hợp với quy hoạch.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ (Nghị định 24), trong đó theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới, trong nước và theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, với các công cụ, điều kiện đã có, chủ động thực hiện kịp thời, hiệu quả các giải pháp, công cụ điều hành thị trường vàng theo quy định để can thiệp kịp thời, xử lý ngay và luôn tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả; khuyến khích sản xuất và xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người lao động.

Khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp, công cụ theo quy định pháp luật, nhất là Nghị định 24 để quản lý, điều hành chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời nguồn cung cho sản xuất vàng miếng, vàng trang sức mỹ nghệ, phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm hoạt động, giao dịch trên thị trường được quản lý, kiểm soát chặt chẽ bằng các công cụ đã có, không ảnh hưởng đến tỷ giá, dự trữ ngoại hối nhà nước, không để xảy ra tình trạng trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá…

Bài viết mới