Cúm gia cầm khiến gần 60 triệu con gà chết ở Mỹ nhưng tại sao Trung Quốc lại lao đao?

TIN MỚI

Kể từ đầu năm nay, giá gà đã tăng vọt tại Trung Quốc, đe dọa đẩy lạm phát lương thực lên cao. Nó cũng để lộ những điểm yếu trong nỗ lực củng cố an ninh lương thực mà Bắc Kinh đang theo đuổi.

Ở thời điểm hiện tại, thị trường 1,4 tỷ dân này vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn giống nhập khẩu, vốn chiếm hơn một nửa nhu cầu gà lông trắng của cả nước.

Và như một lẽ tất yếu, khi nguồn cung khan hiếm, giá cả sẽ tăng vọt. Gà con từ Shandong Yisheng Livestock and Poultry Breeding Co., doanh nghiệp chăn nuôi gà hàng đầu tại Trung Quốc, đã lên tới 6 tệ/con, cao gấp 3 lần so với chỉ 2 tháng trước. Lin Guofa, một chuyên gia về nông nghiệp, lý giải việc tăng giá bắt nguồn phần nhiều là do nguồn gà giống nhập khẩu đang trở nên kham hiếm.

Theo dữ liệu của ngành hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cái gọi là “gà giống ông bà” trong năm 2022 đã giảm một nửa, dẫn tới việc thiếu hụt rất nhiều so với mức đủ để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi. Ngoài dịch cúm gia cầm đang hoành hành, việc gián đoạn các chuyến bay do những biện pháp phòng dịch ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng khiến việc nhập khẩu gặp khó.

Nguồn tin trong ngành cho biết các nhà chăn nuôi đã phải áp dụng biện pháp “thay lông cưỡng bức” nhằm kéo dài thời gian sinh đẻ của đàn gà giống.

Trung Quốc lần đầu tiên phát triển giống gà lông trắng của riêng mình vào năm 2021 sau 2 thập kỷ phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài. Dẫu vậy, Bắc Kinh vẫn phải trông đợi vào hàng nhập khẩu do các giống nội địa chưa thể chiếm được thị phần đáng kể.

Đợt bùng phát dịch cúm gia cầm lớn chưa từng có ở tây bán cầu càng tạo thêm những động lực để Trung Quốc đẩy nhanh nỗ lực tự chủ nguồn cung giống gà. Trong bối cảnh dịch cúm ngày càng lan rộng, Trung Quốc hiện chỉ có thể nhập khẩu gà giống từ một tiểu bang của Mỹ là Alabama và gà từ New Zealand.

Các nhà chăn nuôi hàng đầu Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về tình trạng này. “Việc nhập khẩu gà giống đã ở mức thấp từ tháng 5 năm ngoái. Tình trạng thiếu gà con thương phẩm có xu hướng tăng dần từ cuối quý II hoặc đầu quý III. Chính vì thế, giá có thể sẽ tăng rất cao”, Shandong Minhe Animal Husbandry Co., Ltd, một nhà chăn nuôi hàng đầu khác ở Trung Quốc, cho biết.

Tham khảo: Bloomberg

Biểu đồ này cho thấy “kỷ nguyên” Covid-19 đã trở thành dĩ vãng ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới

Linh Anh

Nhịp sống Thị trường

Bài viết mới