Lãi suất hạ nhiệt trên khắp các "mặt trận"

Chuyên gia Đinh Thế Hiển

39 bài viết

  • Đã có tình trạng một số DN BĐS chấp nhận vay thỏa thuận bên ngoài với lãi suất 3%-4%/tháng để cầm cự vì không thể vay vốn ngân hàng dù có tài sản thế chấp do các ngân hàng đều lắc đầu vì hết room tín dụng.

    Tại: Khơi dòng vốn cho doanh nghiệp (*): Bất động sản, chứng khoán gặp hạn

  • Việc ngân hàng mua lại, góp vốn vào CTCK không loại trừ mục đích thông qua CTCK để tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), qua đó gián tiếp cấp tín dụng cho hoạt động bất động sản.

    Tại: Ngân hàng, doanh nghiệp BĐS bơm vốn vào công ty chứng khoán: Lợi ích và rủi ro nào hiện hữu?

Những phiên giao dịch gần đây chứng kiến diễn biến đáng chú ý trên thị trường tiền tệ. Cụ thể, kể từ đầu trước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bắt đầu giảm dần quy mô hỗ trợ thanh khoản hệ thống qua kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO) và dừng hẳn trong hai phiên gần nhất (10/2 và 13/2).

Đồng thời, Nhà điều hành cũng liên tiếp rút khỏi hệ thống một lượng lớn thanh khoản thông qua hoạt động bán tín phiếu 7 ngày với tổng quy mô lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Cùng với lượng lớn các khoản vay cầm cố giấy tờ có giá trước đó đáo hạn, tính chung trong tuần qua, NHNN đã hút ròng gần 142.413 tỷ đồng – tuần hút ròng cao nhất nhiều tháng trở lại đây.

Bất chấp hoạt động hoạt động hút ròng thanh khoản mạnh của NHNN, lãi suất liên ngân hàng lại giảm mạnh trong tuần qua.

Theo số liệu mới nhất được NHNN công bố, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm hơn 95% khối lượng giao dịch) đã giảm về mức 4,91% vào ngày 10/2, từ mức 5,49% trong phiên trước đó và 6,21% ghi nhận vào hồi đầu tháng. Cùng với kỳ hạn qua đêm, lãi suất các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng cũng đồng loạt giảm.

Việc lãi suất liên ngân hàng giảm sâu bất chấp hoạt động hút ròng của Nhà điều hành cho thấy thanh khoản hệ thống đã dồi dào hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.

Không chỉ trên thị trường liên ngân hàng, những diễn biến mới đây trên thị trường 1 (nơi diễn ra các giao dịch giữa các ngân hàng với doanh nghiệp và người dân) cũng cho thấy xu hướng hạ nhiệt của cả lãi suất huy động và cho vay.

Theo đó, lãi suất tiền gửi tại nhiều ngân hàng tư nhân lớn đã giảm 0,5-1%/năm so với trước Tết. Chẳng hạn tại Techcombank, lãi suất tối đa hiện nay chỉ còn 9%/năm thay vì 9,5%/năm. Lãi suất cao nhất của SCB cũng còn 9,5%/năm, từ mức gần 10% trước đó.

Gần nhất, Ngân hàng NCB đã cập nhật biểu lãi suất huy động mới từ ngày 8/2/2022 và đồng loạt giảm 0,2 – 0,8 điểm % tại nhiều kỳ hạn gửi.

Trong tuần trước, lãnh đạo các ngân hàng nhóm Big 4 cũng đã họp và thống nhất về việc giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay. Theo một số thông tin trên thị trường thì mức đồng thuận mà các ngân hàng thống nhất với nhau là dưới 8,7%/năm.

Cùng với xu hướng hạ nhiệt của lãi suất huy động, một số ngân hàng đã công bố các gói tín dụng hỗ trợ lãi suất cho vay dành cho những nhóm khách hàng nhất định.

Trong tháng 1, BIDV triển khai gói vay ngắn hạn mới với quy mô 30.000 tỷ đồng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi chỉ từ 8%/năm đối với các khoản vay có kỳ hạn dưới 6 tháng; hoặc chỉ từ 9%/năm đối với các khoản vay từ 6 tháng đến 12 tháng.

OCB cũng dành khoảng 25.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi với lãi suất cho vay ngắn hạn từ 8% -12%/năm với doanh nghiệp.

Ngân hàng Bản Việt đang triển khai chương trình vay “Vay vốn ưu đãi, kinh doanh siêu lãi” với hạn mức 1.000 tỷ đồng, lãi suất chỉ 10,5%/năm. Mức lãi suất ưu đãi này được áp dụng tối đa 3 tháng tính từ thời điểm giải ngân.

Từ ngày 10/2/2023 MB triển khai chương trình giảm lãi suất vay cho khách hàng doanh nghiệp có doanh thu dưới 100 tỷ đồng. Khách hàng có thể thực hiện đăng ký vay vốn bằng tính năng Giải ngân online ngay trên nền tảng Biz MBBank để được hưởng lãi suất ưu đãi giảm đến 1%/ năm…

Trước đó Vietcombank công bố giảm lãi suất 0,5% cho các khách hàng, áp dụng từ đầu năm 2023 đến 30/4/2023.

Theo giới phân tích, dù vẫn còn nhiều áp lực song mặt bằng lãi suất động nhiều khả năng sẽ tạo đỉnh trong nửa đầu năm 2023, qua đó giảm áp lực lên lãi suất cho vay.

Dự báo về xu hướng lãi suất, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng quá trình tăng lãi suất NHTW lớn trên thế giới tiếp diễn ít nhất cho tới tháng 6 năm 2023. Sau sự việc liên quan đến ngân hàng SCB, NHNN đã khẳng định ưu tiên cao nhất của là đảm bảo thanh khoản, giữ ổn định an toàn hệ thống. Tuy vậy, trong môi trường không thuận lợi, lãi suất còn dư địa tăng, NHTM cổ phần vừa và nhỏ sẽ buộc phải giữ mức lãi suất cao để đảm bảo nhu cầu huy động.

Trên cơ sở đó, VCBS dự báo, lãi suất huy động dự báo đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm và dần hạ nhiệt về cuối năm.

Mặt khác, biến động lãi suất cho vay có độ trễ so với lãi suất huy động. Do đó, năm 2023 lãi suất cho vay được dự báo còn dư địa tăng. Tuy nhiên, trong trường hợp lãi suất huy động tạo đỉnh trong nửa đầu 2023, lãi suất cho vay có thể ghi nhận mức tăng thấp hơn lãi suất huy động, tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các ngành nghề, phân loại ưu tiên.

VCBS cũng cho rằng, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn khó khăn hơn khi tỷ lệ hoàn vốn nội bộ đủ lớn để thực hiện dự án tăng lên. Đồng thời, rủi ro nợ xấu tăng lên cùng hạn mức tín dụng không quá dư thừa khiến các NHTM sẽ lựa chọn kỹ càng hơn với danh mục phê duyệt tín dụng.

”Dư địa tăng với lãi suất cho vay tiếp diễn tuy nhiên có độ trễ và mức tăng có thể thấp hơn lãi suất huy động khi được kiểm soát chặt chẽ từ nhà điều hành”, nhóm phân tích nhận định.

Với quan điểm lạc quan hơn, Chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển cho rằng dòng tiền sẽ tiếp tục tìm đến kênh tiền gửi ngân hàng trong thời gian tới, qua đó giúp kìm hãm đà tăng của lãi suất.

”Hiện nay, mặc dù các ngân hàng đã khống chế lãi suất không để vượt quá 9,5% song đây vẫn là mức tương đối cao trong nhiều năm trở lại đây. Đồng thời, các nhà băng lớn như nhóm Big 4 hiện cũng chỉ đang niêm yết mức lãi suất quanh mức 7-8%/năm. Thậm chí với các kỳ hạn dài, các ngân hàng này cũng để mức lãi suất không quá cao. Điều đó như một tín hiệu cho thấy lãi suất thời gian tới sẽ không tiếp tục tăng”, ông Hiển nhận định.

Theo dự báo của vị chuyên gia này, phổ lãi suất huy động trong quý 1/2023 sẽ ở mức 6,5-7% đối với các ngân hàng lớn, chất lượng tốt và 8-9% đối với các nhà băng nhỏ. Dự kiến hết quý 2 thì lãi suất sẽ trở lại bình thường quanh 7%.

Một ngân hàng giảm gần 1% lãi suất huy động

Quang Hưng

Nhịp sống thị trường

Bài viết mới