Nóng trong tuần: Vẫn khó tiếp cận tín dụng mua nhà?

NHNN khẳng định không siết tín dụng, vì sao người dân vẫn khó vay mua nhà; Khẩu vị người mua nhà đã thay đổi; Cần gần 6.000 tỉ đồng để mở rộng 4 tuyến đường ở Gò Vấp; Cạn vốn, doanh nghiệp bất động sản kiến nghị tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn… là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng, việc sử dụng vốn nhất là đối với các doanh nghiệp, tập đoàn, dự án sân sau.

Các tổ chức tín dụng cũng phải chủ động rà soát, phân loại, đánh giá các dự án đang cấp tín dụng để có giải pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án; kịp thời có giải pháp tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động tốt, các dự án phát triển khu công nghiệp, dịch vụ gặp khó khăn tạm thời. Đối với các dự án hiện đang vướng mắc về thủ tục pháp lý không thuộc lĩnh vực ngân hàng thì đề nghị khách hàng chủ động báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét tháo gỡ. Đồng thời, đảm bảo thực hiện các thỏa thuận, hợp đồng cấp tín dụng đã ký kết với doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà.

TP.HCM đề xuất tăng mức thu liên quan nhà đất thứ hai trở lên, cụ thể là lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên.

Dự thảo lần này có nhiều cập nhật so với bản gửi Chính phủ vào tháng 12/2022, trong đó đáng chú ý là đề xuất thu thuế nhà đất thứ hai trở lên với hai phương án. Phương án 1, Thành phố kiến nghị thí điểm thu thuế nhà và đất ở mà người sở hữu không trực tiếp sử dụng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quy định mức thuế, phương pháp tính và thời gian áp dụng.

Tại Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực Bất động sản sáng 8/2, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định không siết Bất động sản và năm 2022, lĩnh vực này vẫn chiếm trên 21% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.

Trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả và kịp thời nhận diện, đánh giá khó khăn, tác động để có biện pháp phù hợp. Năm nay, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng vào khoảng 14-15% có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế để đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Theo số liệu thống kê mới nhất, dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021 là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, cao nhất trong 5 năm qua.

Người mua nhà đang đề cao tính hoàn thiện về pháp lý và tiến độ xây dựng dự án hơn là các chính sách chiết khấu của chủ đầu tư.

Đang tìm hiểu một dự án chung cư tại thành phố Thủ Đức (TP.HCM) và cũng đã ưng ý từ vị trí đến giá cả, chị Thanh Hằng đang băn khoăn khu căn hộ này dù đã hoàn thiện và có người dọn vào ở nhưng vẫn chưa có sổ. Theo như chị Hằng tìm hiểu, không chỉ việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai chưa xong pháp lý có thể dẫn đến tiền mất tật mang mà việc mua nhà đã hoàn thiện nhưng chưa có sổ cũng kém thanh khoản hơn khi có nhu cầu chuyển nhượng.

4 tuyến đường huyết mạch ở quận Gò Vấp (TP.HCM) được đề xuất mở rộng bao gồm: Thống Nhất, đường số 6 và xây mới cầu, đường Nguyễn Văn Khối và đường Lê Văn Thọ. Trong đó dự án mở rộng đường Thống Nhất yêu cầu mức đầu tư lớn nhất.

Theo đó, 4 dự án mở rộng đường, gồm: Thống Nhất, đường số 6 và xây mới cầu kết nối qua khu ấp Doi, đường Nguyễn Văn Khối (đoạn từ Thống Nhất đến Lê Văn Thọ) và đường Lê Văn Thọ (đoạn từ Lê Văn Thọ đến Nguyễn Oanh). Các tuyến đường trên đang trong tình trạng xuống cấp, ùn tắc và thường xuyên ngập nước, gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người dân.

Đại diện NHNN khẳng định với nhu cầu tín dụng của người dân trong việc mua nhà tự sử dụng, mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vẫn được ngân hàng xem xét bình đẳng như các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.

Tuy nhiên, trên thực tế, người dân vẫn phản ánh về tình trạng khó phê duyệt khoản vay, vướng mắc trong quy trình giải ngân dẫn tới kế hoạch mua nhà bị trì hoãn. Chị Ngân Hà (TP.HCM) cho biết sau khi một số dự án chung cư trên địa bàn TP.Thủ Đức đã tìm đến ngân hàng để đặt tiếp cận tín dụng mua nhà, tuy nhiên kết quả không được như mong đợi.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết thị trường bất động sản đang rất khó khăn, có thể nói năm 2022 là năm khó khăn khắc nghiệt nhất và năm 2023 là năm quyết định sống còn đối với các doanh nghiệp bất động sản.

Vì vậy, cần có các giải pháp đồng bộ về thể chế pháp luật, về thủ tục hành chính, về thị trường vốn, trước hết là giải pháp về tín dụng.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản tuy có tổng tài sản có giá trị lớn và đã thực hiện nhiều biện pháp giảm sâu giá bán, tăng chiết khấu đến 45-50% nhưng vẫn rất khó bán được hàng vì hầu như không có người mua nên doanh nghiệp thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng “chết trên đống tài sản”.

Nóng: Sáng nay 8/2, Ngân hàng Nhà nước họp với doanh nghiệp bất động sản về gỡ khó tín dụng

Bài viết mới