Ngân hàng báo lãi ngàn tỷ từ… nợ xấu

Gần đây, VAMC đã tịch thu tòa nhà cao thứ 3 tại TP. HCM là Saigon One Tower, là tài sản đảm bảo của CTCP Saigon One Tower để thu hồi nợ từ công ty này. Ban đầu khoản nợ này thuộc về Maritime Bank và DongA Bank trước khi được VAMC mua lại trong năm 2015. Hiện tại, VAMC đang tìm kiếm NĐT mua lại tài sản đảm bảo Saigon One Tower. Giá trị khoản nợ này đã lên tới hơn 7 nghìn tỷ đồng.

Theo ông Đặng Tiến Đông, chủ tịch VAMC, tốc độ xử lý nợ xấu sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới sau Nghị quyết 42 của Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 15/8) được ban hành quy định về cơ chế xử lý nợ xấu đặc biệt cho VAMC. Quy trình thu giữ tài sản đảm bảo của VAMC thông thường sẽ diễn ra gồm: VAMC gửi thông báo đến người vay về việc thu giữ tài sản đảm bảo; Thời gian chờ đợi phản ứng từ phía người vay sẽ là 7-14 ngày; VAMC tiến hành thu giữ tài sản.

Tuy nhiên, VAMC cũng như các TCTD đã gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 3 của quá trình thu hồi tài sản đảm bảo vì không có cơ chế đặc thù nào để buộc những khách hàng vay tiền bất hợp tác phải bàn giao tài sản đảm bảo. VAMC đã phải tìm đến tòa án để giải quyết nên mất nhiều thời gian và chi phí.

Nhờ Nghị quyết 42 quy định sự tham gia của lực lượng công an và UBND các cấp, nên giai đoạn 3 của quá trình thu hồi tài sản đảm bảo có thể dễ dàng được thực hiện. Và vụ việc Saigon One Tower là một ví dụ đầu tiên.

Không những đối với 250 nghìn tỷ đồng nợ xấu VAMC đang nắm giữ mà còn 153 nghìn tỷ đồng vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng vì nhiều NHTM đã thể hiện ý định muốn VAMC hỗ trợ giải quyết nợ xấu của mình. Tại thời điểm cuối tháng 6/2017, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là 2,55%. Nếu tính cả 250 nghìn tỷ đồng nợ xấu VAMC đang giữ, tỷ lệ nợ xấu là khoảng 6,7%.

Vietcombank đã trích lập xong cho 3.228 tỷ đồng trái phiếu VAMC từ cuối năm 2016.

Vietcombank đã trích lập xong cho 3.228 tỷ đồng trái phiếu VAMC từ cuối năm 2016.

Theo CTCK Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), những Ngân hàng thương mại đã tích cực trích lập dự phòng nợ xấu trong vài năm qua sẽ có thể hạch toán lợi nhuận không thường xuyên khi tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu được bán. Dễ thấy những ngân hàng này là:

Vietcombank đã trích lập xong cho 3.228 tỷ đồng trái phiếu VAMC tại thời điểm cuối năm 2016. Nếu giả định tỷ lệ thu hồi là 30%, ngân hàng này có thể hạch toán được 998 tỷ đồng lợi nhuận không thường xuyên.

Techcombank cũng đã trích lập xong cho 2.992 tỷ đồng trái phiếu VAMC tại thời điểm cuối tháng 6/2017. Nếu giả định tỷ lệ thu hồi là 30%, ngân hàng này có thể hạch toán được 897 tỷ đồng lợi nhuận không thường xuyên.

Trong khi đó, ngân hàng Á Châu (ACB) sẽ trích lập toàn bộ cho 3.500 tỷ đồng nợ nhóm các công ty của bầu Kiên (Nhóm G6) từ trước để lại vào cuối năm 2017. Nếu giả định tỷ lệ thu hồi chỉ là 30%, ACB có thể hạch toán được 1.050 tỷ đồng lợi nhuận không thường xuyên. Ngoài ra ACB còn dự kiến xử lý hết trái phiếu VAMC (có giá trị sổ sách là 1.410 tỷ đồng và hiện đã trích lập lũy kế là 528 tỷ đồng) trong 6 tháng cuối năm 2017. Nếu ACB trích lập toàn bộ cho số trái phiếu này, lợi nhuận không thường xuyên từ thu hồi nợ có thể đạt 423 tỷ đồng (tỷ lệ thu hồi 30%).

Trên thực tế, ngoài 3 ngân hàng kể trên, nhiều ngân hàng thương mại cũng sẽ có khả năng hạch toán lợi nhuận không thường xuyên. Cả 3 ngân hàng Vietcombank, Techcombank và ACB cũng không chỉ hạch toán lợi nhuận không thường xuyên từ các khoản nợ xấu trên, mà các khoản nợ xấu khác cũng có thể đem lại lợi nhuận không thường xuyên. Tuy nhiên các khoản nợ xấu đề cập trên đây là những khoản nợ xấu lớn và có tính đại diện cho chu kỳ hiện tại.

Một tín hiệu lạc quan cho các ngân hàng từ nay đến cuối năm là NHNN sẽ cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn cho các ngân hàng thương mại theo chỉ đạo của Thủ tướng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung khoảng 20%. Vào đầu năm nay, mặc dù mục tiêu tăng trưởng tín dụng chính thức là 18% nhưng hầu hết các ngân hàng chỉ đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng là 16%. Theo chỉ đạo mới, những ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, ACB đã công bố đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng mới dao động từ 18% – 20%. Các ngân hàng khác như MBBanh, VPBank có thể được phép đặt kế hoạch tăng trưởng cao hơn. Điều này cũng đặt ra triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2017.

Theo nhận định của HSC, những ngân hàng thương mại có tỷ lệ an toàn tài chính tốt nhờ trích lập dự phòng từ sớm sẽ có đà tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất trong 2 năm 2017 và 2018.

Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc Gia, tín dụng cuối tháng 8 tăng 11,5% so với đầu năm. Trong khi đó tổng huy động tăng 9,1%. Tín dụng vào cuối tháng 8 tăng 11,5% so với đầu năm trong khi đó cùng kỳ năm trước chỉ tăng 9,67%. Như vậy tín dụng 8 tháng đầu năm tăng 20,22% so với cùng kỳ, tăng mạnh hơn so với mức tăng 16,66% trong cùng kỳ năm ngoái.

Không lo nợ xấu gia tăng, vì đã có “gậy”

Bài viết mới