LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của độc giả Lê Ngọc Chiến, cán bộ tuyển dụng VPBank hội sở gửi tới cuộc thi viết Nghề Tài chính ngân hàng: Thử thách và Vinh quang do CafeF phối hợp báo Trí thức trẻ tổ chức.
————
Xếp gọn tập hồ sơ ứng viên trên bàn, tôi thở phào nhẹ nhõm vì mình vừa hoàn thành được target cuối ngày sau bao ngày vất vả tìm kiếm ứng viên phù hợp. Phỏng vấn 9 ứng viên, 4 ứng viên không đạt, 3 ứng viên không định hình được công việc mình ứng tuyển, 2 ứng viên đạt yêu cầu. Đó là kết quả làm việc buổi chiều hôm nay.
Cái nghề tuyển dụng trong Ngân hàng được tiếp xúc nhiều, gặp gỡ nhiều, thậm chí anh em trong nghề chúng tôi nói vui với nhau là lôi kéo nhiều (với những vị trí quan trọng thôi nhé). Tất cả chỉ là 1 phần trong công việc để tôi nhận ra rằng dù làm back hay bộ phận sale, tất cả mọi việc bạn đang làm đều mang lại những giá trị nhất định cho bản thân mình.
Tôi cũng làm sale nhưng là sale job, cái tên mà mọi người trong nghề truyền tai nhau. Không chỉ có lựa chọn, tìm kiếm và phỏng vấn mà chúng tôi sale chính giá trị của mình, giá trị của công việc để mỗi cá nhân định hướng nghê nghiệp vào ngân hàng đều nhận ra được giá trị của bản thân.
Tốt nghiệp chuyên nghành Quản trị Nhân sự 1 trường Đại học có tiếng, định hình trước được những khó khăn khi tiếp cận nghề, từ năm 2 và năm 3 đại học, bản thân tôi đã được tiếp xúc với nghề sale, với nghề tuyển dụng để đến hôm nay hôm nay khi là người mai mối cho người khác tôi mới nhận ra đến với nghề tuyển dụng Bank đến với tôi cũng là 1 cái duyên.
Xem tất cả các bài viết dự thi
NGHỀ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG: THỬ THÁCH VÀ VINH QUANG
tại đây
Bắt đầu từ nghề sale thị trường chính hiệu từ 1 công ty viễn thông di động lớn, hàng ngày len lỏi moi ngoc ngách, góc chợ để bán từng sản phẩm của mình. Chính những giọt mồ hôi ngày đấy là niềm động lực lớn lao cho những mục tiêu, dự định của tôi sau này. Qua nhiều công việc khác nhau, nhiều môi trường khác nhau để rèn luyện mình, để tự tin mà nói với ứng viên của mình rằng: Cứ làm hết mình đi, rồi mới biết bạn làm được đến đâu.
Công tác trong muốn ứng tuyển sang bộ phận back vì mong muốn công việc ổn định, không có áp lực quá nhiều. Có ứng viên back 6, 7 năm kinh nghiệm thì muốn chuyển sang lĩnh vực sale vì lĩnh vực tuyển dụng, phỏng vấn tuyển lựa nhiều ứng viên. Có ứng viên đang làm sale mong mong muốn có thu nhập tốt hơn. Nghề nào cũng có vất vả của riêng mình, có cái được, cái mất, cũng đều có những áp lực riêng. Có người thay đổi thành công, có người chưa phù hợp nhưng tựu chung chúng ta đều tìm được hướng đi mới phù hợp cho riêng mình.
Gần 3 năm tuyển dụng trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng. Thời gian không phải dài nhưng cũng không hẳn là ngắn nữa, chúng tôi đã phỏng vấn tuyển chọn hơn 3000 ứng viên với rất nhiều các vị trí khác nhau từ sale đến back, các bộ phận chuyên môn hỗ trợ, từ vị trí Quản lý cấp cao đến chuyên viên hỗ trợ… Mỗi ứng viên tôi tiếp xúc là 1 bài học, 1 trải nghiệm và hơn cả với anh em trong nghề tuyển dụng của chúng tôi gọi đó là động lực nghề.
Hiện đang công tác tại vị trí Tuyển dụng Ngân hàng VPBank, làm cán bộ tuyển dụng của 1 lớn, bản thân mỗi nhân viên chúng tôi luôn gắn liền với chiến lược, với kỳ vọng và với việc hoàn thành được mục tiêu chung lớn lao từng ngày. Làm tuyển dụng nhưng chúng tôi có target của riêng mình, cố số lượng tuyển dụng, chất lượng tuyển dụng, thời gian tuyển dụng trên từng đầu ứng viên. Có những thời điểm là sự bế tắc, chán nản trong công việc vì ứng viên từ chối mình, vì ứng viên mình từ chối khi chưa phù hợp, áp lực từ đơn vị kinh doanh và sếp trên nữa…
Tôi còn nhớ mình từng tuyển 1 vị trí Giám đốc chi nhánh suốt 2 tuần ròng rã không tuyển được ứng viên phù hợp, ứng viên phù hợp về kinh nghiệm thì không phù hợp về thu nhập mong muốn, ứng viên phù hợp về địa bàn thì không phù hợp về chuyên môn, cũng có ứng viên đã phỏng vấn đạt, nhưng đến ngày nhận việc thì từ chối, hẳn những ai làm tuyển dụng đều hiểu được cảm giác này. Tuy nhiên vượt qua tất cả những áp lực đấy, mỗi lúc gặp khó khăn tôi luôn nghĩ: Người ta làm được thì mình cũng làm được, vì lý do đó mà dần dần tôi cũng dồn hết 200% khả năng của mình để hoàn thành tốt công việc được giao.
Niềm vui trong nghề đơn giản là những ứng viên ngày đầu tôi phỏng vấn với những vị trí cộng tác viên, hỗ trợ tín dụng nhưng đến thời điểm 2 – 3 năm sau đó đều trở thành chuyên viên có vai trò quan trọng, trưởng bộ phận các công ty tài chính lớn, hay các Ngân hàng lớn.
Có ứng viên than thở với tôi: Làm sale mệt lắm, em không phù hợp với nghề sale, chạy thị trường mệt quá em không làm được và muôn vàn lý do khác. Các bạn muốn có công việc ổn định, muốn việc nhàn, lương cao nhưng không muốn đánh đổi, không muốn hi sinh. Định nghĩa về nghề ngân hàng của các bạn ấy màu hồng lắm. Ừ thì có thể lý do của các bạn đúng, các bạn học chuyên ngành về mảng Back, các bạn có thế mạnh về mảng back nhưng dù ở vị trí nào, từng công việc nào, vai trò thế nào cũng đều là những nhân tố quan trọng trong mỗi tổ chức mà các bạn đang cống hiến.
Tôi hay chia sẻ với ứng viên của mình, nếu việc dễ thì ngân hàng đã không chọn bạn, Ngân hàng tuyển người phù hợp chứ không tuyển người để đào tạo để các bạn hiểu được rằng mỗi người chúng ta đều có vai trò nhất định nào đó trong công việc của mình.
Tôi đã từng nghe được ở đâu đó 1 câu nói khá hay mặc dù không nhớ tên tác giả là ai: “Ai cũng là con ếch, chỉ khác nhau ở cái giếng của mỗi người”. Dù có tài giỏi đến đâu, dù có am hiểu mọi chuyên ngành đi chăng nữa thì bản thân mỗi người cũng đều có là vô hạn về khả năng. Có người giỏi lĩnh vực này, có người giỏi lĩnh vực khác nhưng cái tôi muốn chia sẻ với các bạn là hãy làm đi, học hỏi đi và đừng suy nghĩ nhiều. Nghề nào, vị trí nào cũng đều sẽ mang lại những giá trị nhất định cho bản thân mình và những người xung quanh.
Làm bộ phận Back trong Ngân hàng nhưng cũng phải chạy chỉ tiêu từng ngày, tôi vui vì điều đó.
Người khác nghĩ làm văn phòng thì sướng lắm, làm tuyển dụng thì thích lắm, không phải long rong ngoài đường, không phải lo chạy mưa chạy nắng, không lo chỉ tiêu từng ngày, không ảnh hưởng đến đồng lương cuối tháng nhưng không, các bạn phải luôn hiểu Ngân hàng thuê mình về không phải để ngồi chơi.
Tôi tự đặt ra quy chuẩn cho riêng mình rằng: Cố gắng trong tất cả mọi công việc, mọi hành động của mình để bản thân có thể phát triển tốt hơn. Học hỏi những điều hay, hạn chế những điều chưa tốt, chia sẻ những thứ mình thấy phù hợp. Tất cả những thứ ấy khiến bản thân mình thấy yêu nghề, yêu ngân hàng hơn.