Nhiều ông lớn như Amazon, Alphabet và Facebook hiện nay có hàng nghìn nhân viên trên toàn thế giới. Các cơ hội làm việc ở nước ngoài, dù cho là Mỹ hay Nhật Bản thì cũng dễ đến với bạn hơn.
Tuy nhiên, trước khi lên máy bay, bạn nên biết văn hóa văn phòng ở các quốc gia rất khác nhau. Liệu bạn sẽ phải làm việc bao nhiêu giờ, bạn phải ăn mặc như thế nào, mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp ra sao? Tất cả phụ thuộc vào đất nước nơi bạn làm viêc.
Dưới đây là một số khác biệt lớn nhất của văn hóa làm việc giữa Mỹ và Nhật Bản:
Công sở ở Nhật coi trọng hình thức hơn
Các nhân viên ở Mỹ được ăn mặc thoải mái hơn ở Nhật Bản. Người Nhật sẽ rất ngạc nhiên khi ở Mỹ mọi người gọi nhau bằng tên riêng, bởi điều này ở Nhật bị coi là bất lịch sự.
Nếu bạn đến gần ga Kasai ở Edogawa, một khu vực rất đông giới văn phòng, bạn sẽ nhận ra rằng dân văn phòng ở Nhật không có khái niệm mặc đồ thoải mái đi làm. Bạn cũng hoàn toàn không thể thấy những hành khách mặc đồ sáng màu nơi đây.
Hầu hết các doanh nhân ở Nhật sẽ mặc những bộ suit màu xám, navy hoặc đen. Họ luôn luôn thắt cà vạt dù có đang trong mùa hè nóng nực. Bạn cũng sẽ thấy nhiều phụ nữ mặc đồ giống hệt nhau: áo sơ mi trắng cùng áo khoác màu đen hoặc xanh navy, kết hợp cùng chân váy, tất, giày cao gót màu đen cùng tóc đuôi ngựa.
Nhân viên Nhật Bản phải được sự chấp thuận của cấp trên bất cứ khi nào họ đưa ra quyết định
Rất nhiều công ty Nhật Bản tan thủ theo một câu thần chú gọi là ho-ren-so. Horenso là phương pháp quản lý kết hợp các âm tiết đầu của 3 động từ: Houkoku (báo cáo), renraku (liên lạc), soudan (trao đổi, tham khảo ý kiến).
Điều này có nghĩa rằng một nhân viên Nhật luôn luôn phải thông báo cho cấp trên của họ về những gì họ làm. Mọi quyết định, dù lớn hay nhỏ đều phải đi qua một chuỗi những mệnh lệnh và nhận được sự chấp thuận từ sếp của họ. Các nhân viên luôn phải báo cáo ngay lập tức bất kỳ vấn đề nào với ông chủ của họ trước khi tự làm bất cứ điều gì.
Công sở ở Mỹ tôn trọng từng cá nhân còn công sở ở Nhật tập trung vào đội nhóm
Trong cuôn sách “When Cultures Collide,” nhà ngôn ngữ hoc người Anh Richard Lewis đã vạch ra sự khác biệt giữa các phong cách lãnh đạo trên toàn thế giới. Ông thấy rằng các nơi làm việc của người Mỹ theo một hệ thống “chủ nghĩa cá nhân có cấu trúc.”
Các nhà quản lý ở Mỹ có khả năng làm việc theo nhóm và tinh thần doanh nghiệp nhưng họ đánh giá cao, tôn trọng sự tự do cá nhân. Điêu họ quan tâm đầu tiên là làm sao để thúc đẩy sự nghiệp của họ.
Ngược lại thì các nước Đông Á lại quan tâm nhiều hơn đến nhóm làm việc. Do ảnh hưởng văn hóa cấp bậc từ Nho giáo, nơi người ta được truyến bá rằng tổ chức là điều thiêng liêng và các nhà lãnh đạo đều là những bậc hiền tài.
Nhân viên ở Nhật thường tiệc tùng với đồng nghiệp sau giờ làm
Các đồng nghiệp ở Nhật Bản thường tụ tập nhóm sau giờ làm việc. Dù không được đánh giá là cần thiết nhưng nó vẫn được mong đợi ở mức độ nhất định. Thêm nữa, đây có thể là một cách hữu ích để tạo ra các mối quan hệ vững chắc và củng cố con đường thăng tiến trong sư nghiệp.
Ở cả 2 nước, nhân viên thường làm việc thời gian dài và ít nghỉ ngơi
Có một điểm chung giữa văn hóa làm việc ở cả Nhật và Mỹ là nhân viên phải làm việc thời gian dài và không có nhiều kỳ nghỉ so với các nước phát triển khác.
Nhật Bản nổi tiếng với thời gian làm việc dài. Thậm chí nó còn thành một hiện tượng ở đất nước mà mọi người đã chết vì làm việc quá nhiều. Nó được gọi là karoshi, tức là “cái chết do làm việc quá sức”.
Nhưng theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, vào năm 2016, lao động ở Mỹ lại có số giờ làm việc trung bình nhiều hơn lao động ở Nhật Bản.
Hơn nữa, theo báo cáo năm 2017 của Glassdoor, trung bình nhân viên ở Mỹ chỉ nghỉ một nửa thời gian họ được nghỉ phép hay nghỉ hè. Có đến hơn 60% số người được phỏng vấn nói rằng họ vẫn làm việc trong các kỳ nghỉ.
Tương tự thì theo một khảo sát của Expedia, người lao động Nhật Bản chỉ sử dụng một nửa số ngày nghỉ phép của họ. Thậm chí nhiều người nói rằng họ cảm thấy tội lỗi mỗi khi nghỉ ngơi.