Giáo sư Vương Hồng Khôn là danh y gạo cội nổi tiếng ở Trung Quốc, mặc dù đã 80 tuổi nhưng ông vẫn giữ được phong thái nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Ông đã nghỉ hưu theo quy định nhưng vẫn làm việc cần mẫn theo lịch mỗi tuần 3 ngày ở phòng khám.
Trước đây, giáo sư Khôn từng mắc bệnh dạ dày yếu như trào ngược dạ dày, thực quản, ăn vào lại bị đẩy ra, ợ chua, ợ nóng… Trải qua nhiều năm nghiên cứu và áp dụng riêng cho bản thân, giờ đây bệnh dạ dày đã từng “làm khổ” ông về cơ bản đã được chữa lành.
Liệu phương pháp của ông có phù hợp với những người cùng mắc bệnh giống ông hay không? Hãy xem chia sẻ của giáo sư Khôn về 5 tuyệt chiêu chăm sóc dạ dày như là một kênh tham khảo hữu ích.
1. Lạc hầm chín kỹ, dinh dưỡng rất cao
Nhiều người thích ăn lạc (đậu phộng) rang, lạc ngâm giấm hoặc chế biến thành các món lạc thơm giòn. Nhưng giáo sư Khôn lại rất thích ăn món lạc tươi luộc hoặc lạc khô hầm kỹ.
Cách làm của ông như sau: Rửa sạch khoảng 1 bát lạc, hoặc chọn lượng vừa đủ ăn, ngâm nước nở, sau đó đun lửa nhỏ trong khoảng 4 giờ cho đến khi lạc chín mềm, bở tơi là có thể ăn, vừa ngon vừa bổ, vô cùng hợp khẩu vị. Lạc tươi thì ngon hơn lạc khô.
Người bị dư thừa chất Axit Pantothenic – hay bị trào ngược dạ dày, ợ chua, ợ nóng, ăn uống khó tiêu, nên thường xuyên ăn một chút lạc sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng buồn nôn. Có thể ăn lạc sống.
Giáo sư Khôn khuyên rằng người cao tuổi nên ăn thêm lạc vì đây là món ăn không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn chứa axit béo không bão hòa, là loại axit béo thiết yếu rất cần cho cơ thể. Chất này có thể làm giảm triglyceride và cholesterol trong máu, do đó có thể làm giảm bệnh nhớt máu hình thành cách cục máu đông, cải thiện hoạt động của tế bào não và tăng cường trí nhớ.
Ngoài ra, ăn lạc cũng có lợi rất lớn cho những người đang bị giảm tiểu cầu.
Lưu ý: Lạc dù tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn nhiều. Đây là món ăn có thể gây đầy bụng, đặc biệt là món lạc chế biến khô. Những người bình thường chưa có thói quen ăn lạc thường xuyên thì nên bắt đầu ăn từng ít một.
2. Thường xuyên ăn cháo, tiêu hóa tốt, ấm dạ dày
Giáo sư Khôn rất thích ăn cháo. Ông khuyên ăn mọi người nên bổ sung món cháo nấu từ các loại hạt vào thực đơn ăn uống của gia đình. Ví dụ như cháo kê hoặc cháo ngô…
Khi nấu các món cháo hạt, nếu các loại hạt to thì nên xay nhỏ thành cỡ hạt đậu xanh rồi mới nấu, để đảm bảo độ chín nhuyễn và dễ dàng hơn cho dạ dày hấp thu dinh dưỡng, tiêu hóa thuận lợi.
Giáo sư Khôn khuyên, người cao tuổi thì nên thường xuyên ăn cháo trắng loãng (cháo hoa) vì món ăn này rất dễ tiêu hóa, tốt cho dạ dày, làm ấm bụng và phòng ngừa bệnh tiêu hóa, hỗ trợ người mắc bệnh tiêu chảy nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Ngoài ra, những người bị sốt hoặc cơ thể suy nhược, mới ốm dậy đang trong giai đoạn phục hồi thì nên ăn cháo trắng càng thường xuyên càng tốt.
3. Táo tàu khô là món ăn có lợi cho dạ dày
Nhà giáo sư Khôn ở Huyện Nội Hoàng, Tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Nơi đây là quê hương của đặc sản táo tàu nên ông thường rất hay ăn cả quả tươi lẫn quả khô. Từ nhỏ đến lớn, ông đều thích ăn quả này. Hiện nay, khi biết được tác dụng của táo tàu khô với sức khỏe, ông duy trì ăn mỗi ngày 10 quả như là một cách chăm sóc dạ dày của mình.
Theo nghiên cứu của Trung y, vị ngọt được xem là tốt cho lá lách, vị chua tốt cho gan. Khi ăn loại trái cây ngọt nhẹ chua thanh như táo tàu sẽ tốt cho dạ dày, bổ gan ích tạng.
Món táo tàu khô sau khi nấu chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng dưỡng huyết an thần, bổ trung ích khí. Khi bị mệt mỏi, yếu ớt hay đuối sức, lá lách và dạ dày hư tổn, tiêu chảy, có thể ăn táo tàu thường xuyên để cải thiện tình hình.
4. Bổ sung gia vị sa nhân và hạt tiêu trắng
Giáo sư Khôn hiện vẫn duy trì thói quen sử dụng 2 loại gia vị là sa nhân và hạt tiêu trắng trong chế biến các món ăn.
Sa nhân có tác dụng làm thông dạ dày, ấm lá lách và hạn chế tiêu chảy, có thể làm tăng sự thèm ăn, giúp tiêu hóa và hấp thu thực phẩm tối ưu hơn.
Hạt tiêu trắng mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giảm lạnh, hỗ trợ tốt cho chức năng hoạt động của dạ dày.
Người bị cảm lạnh gây sốt thì khi nấu ăn nên cho thêm chút hạt tiêu trắng vào món ăn cũng có tác dụng giúp làm đổ mồ hôi để giải nhiệt.
Giáo sư Khôn nhấn mạnh, khi tuổi càng cao, chức năng dạ dày càng giảm, thực phẩm chế biến thành các món ăn nên dựa vào nguyên tắc ăn chín uống sôi, thực phẩm mềm nhũn. Các món ăn đều nên nấu chín kỹ hơn một chút, mềm hơn một chút. Làm như vậy thì khi ăn vào dạ dày sẽ không phải làm việc quá sức.
Cảm giác sau khi ăn cũng sẽ dễ chịu hơn so với những thực phẩm sống hoặc cứng.
Hạt sa nhân
Hạt tiêu trắng
5. Sau khi ăn tuyệt đối không nên lập tức nằm xuống nghỉ ngay
Giáo sư Khôn bình thường vẫn đang còn làm việc, nên ông rất chú ý đến sự cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Khi đã hơn 80 tuổi, sức khỏe có hạn nên ông làm việc ở mức vừa phải, việc thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân được thực hiện chậm rãi hơn, cố găng ăn ngủ đúng giờ.
Ông duy trì thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, buổi trưa nghỉ ngủ khoảng 30 phút, ăn uống điều độ và không ăn quá no.
Sau khi ăn trưa và ăn tối, trong vòng 30 phút sẽ không nằm xuống ngay mà chỉ ngồi nghỉ để dạ dày hoạt động thuận lợi. Không chỉ không nằm mà ông cũng hạn chế đi lại, vận động. Ông chỉ ngồi yên nhẹ nhàng thư giãn.
Đây cũng chính là thói quen được ông đánh giá là có sự liên quan đến sự thành công trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản trước đây của ông.
Giáo sư Khôn (thứ 4 từ trái sang) vẫn làm việc dù đã 80 tuổi.
*Theo Health/39