Dầu tăng do lo ngại thiếu nguồn cung
Giá dầu tăng vào phiên giao dịch cuối tuần do lo ngại các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ khiến thị trường thiếu hụt vào thời điểm nhu cầu gia tăng.
Giá dầu thô Mỹ tăng hơn 8% trong tuần, trong khi dầu thô Brent tăng hơn 5%. Giá dầu thô Mỹ tăng 70 cent/thùng lên 74,15 USD/thùng, tăng 8,2%/tuần. Giá cao nhất của phiên là 74,43 USD, mức cao nhất kể từ ngày 26/11/2014.Giá tham khảo dầu thô Brent tăng 1,59 USD đạt 79,44 USD/thùng.
Dominick Chirichella, Giám đốc Quản lý rủi ro của EMI DTN cho biết: “Thị trường sẽ vẫn thiếu hụt ngay cả khi OPEC và Nga đồng ý tăng sản lượng do Iran là nước sản xuất dầu lớn thứ năm trên thế giới.Iran bơm khoảng 4,7 triệu thùng mỗi ngày, chiếm gần 5% tổng sản lượng, phần lớn bán cho Trung Quốc và các quốc gia đói năng lượng như Ấn Độ.
Chính phủ Mỹ hy vọng các nhà sản xuất lớn khác trong OPEC và Nga sẽ tăng cường sản xuất để bù đắp lại lượng dầu thô Iran bị mất. Nhưng những gián đoạn ngoài dự kiến tại Canada, Libya và Venezuela đã khiến thị trường dầu thô thế giới khan hiếm và nhiều nhà phân tích và nhà đầu tư cho rằng việc thực thi nghiêm ngặt các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ đẩy giá lên cao.
Thậm chí công ty tư vấn năng lượng JBC Energy có trụ sở ở Vienna còn dự kiến giá dầu sẽ tăng lên 3 con số.Theo khảo sát của Reuters, 35 chuyên gia kinh tế và các nhà phân tích dự báo giá dầu Brent đạt trung bình 72,58 USD/thùng vào năm 2018, cao hơn 90 xu so với dự báo 71,68 USD trong cuộc thăm dò tháng trước và tăng so với mức trung bình 71,15 USD từ đầu năm tới nay.
Sản lượng dầu của Mỹ vẫn bám sát mức kỷ lục, nhưng số lượng giàn khoan giảm 4 giàn trong tuần qua xuống 858 giàn, theo Baker Hughes. Sản lượng dầu thô của Mỹ giảm 2.000 thùng/ngày xuống 10.467 triệu thùng/ngày trong tháng 4 so với mức cao kỷ lục trong tháng 3, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết.
Bên ngoài Bắc Mỹ, nhu cầu tăng kỷ lục và việc cắt giảm nguồn cung tự nguyện do OPEC dẫn đầu đã đẩy giá lên cao. Những khách hàng lớn của Iran, bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc, cho biết họ có thể ngừng nhập khẩu dầu thô của nước này nếu Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt. Từ nay đến lúc đó, họ sẽ tích cực mua dầu của Iran. Trong tháng 5, nhập khẩu dầu thô Iran của những người mua lớn châu Á tăng lên mức cao nhất tám tháng.
Vàng hồi phục khỏi mức thấp nhất 6 tháng
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch cuối tuần, rời khỏi mức thấp nhất 6 tháng do USD yếu song xu hướng giảm vẫn đeo bám khi so theo tuần và theo tháng, một số các nhà đầu cơ vẫn duy trì hoạt động kiếm lời khi giá giảm.
Giá vàng giao ngay tăng 0,4% đạt 1.252,81 USD/ounce vào lúc 1734 GMT. Ngày trước đó, giá chạm mốc 1.245.32 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 13/12/2017.Giá vàng giao sau của Mỹ giao tháng 8 đã tăng 3,50 USD, tương đương 0,3%, đạt mức 1,254,50 USD/oz.
Mặc dù giá tăng trong phiên giao dịch cuối tuần nhưng giá vàng vẫn giảm 1,2% trong tuần qua, đánh dấu tuần giảm thứ 3 liên tiếp và giá vàng giao ngay đã giảm khoảng 3,4% trong tháng 6, đánh dấu mức giảm hàng tháng nhiều nhất kể từ tháng 11/2016. Giá vàng và bạch kim giao ngay hiện đều ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2016.
Trong khi đó, giá bạc tăng 1,1% đạt 16,13 USD/ounce, giảm 1,9% hàng tuần và giảm 1,4% mỗi tháng.Giá Palladium chốt phiên tăng 0,7% đạt 951,45 USD/ounce, giảm 3,4% trong tháng, tháng yếu nhất kể từ tháng Ba.Giá Platinum tăng 0,2% đạt mức 849,24 USD/ounce. Trong phiên, giá đạt mức thấp nhất kể từ tháng 1/2016 là 837,30 USD. Giá đã giảm 8% trong quý và 5,8% trong tháng.
Giá cà phê xuất khẩu Việt Nam tăng nhẹ
Hoạt động giao dịch trên thị trường cà phê châu Á chậm chạp do kỳ nghỉ kéo dài ở Indonesia trong khi dự trữ ở Việt Nam vẫn ở mức thấp.
Tại Tây Nguyên, vùng trồng cà phê lớn nhất Việt Nam, cà phê hạt được chào giá 36.000-36.200 đồng (1uhujh,57- 1,58 USD) /kg, tăng nhẹ so với mức 35.500 đồng một tuần trước đây. Người nông dân không muốn bán cà phê hạt ở mức giá này do chỉ đủ để trang trải chi phí sản xuất cho người trồng, trong khi một số nông dân bán hạt tiêu, trồng bên cạnh cây cà phê, để đáp ứng nhu cầu của họ. Do nhu cầu tiêu thụ yếu, giá kỳ hạn cà phê robusta đen vỡ 5% loại 2 Việt Nam giao tháng 9 tại London giao dịch ở mức 60-70 USD/tấn.
Sản lượng cà phê toàn cầu dự kiến sẽ vượt cầu 8 triệu bao 60 kg trong năm 2018-2019 do sản lượng tại Brazil và Việt Nam dự kiến cao kỷ lục, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết đầu tháng này. Tỉnh trồng cà phê chính của Việt Nam Daklak đã có mưa liên tục nhưng mức độ mưa sẽ thuận lợi cho vụ mùa sắp tới, thu hoạch vào cuối năm nay.
Mức chênh lệch giá cà phê robusta loại 4, 80 hạt lỗi của Inđônêsia so với hợp đồng tháng 9 của Longdon không đổi so với tuần trước ở mức 70 USD/tấn.
Hoạt động giao dịch vẫn chưa trở lại bình thường sau kỳ nghỉ dài Eid Al-Fitri, cũng như cuộc bầu cử thống đốc ở tỉnh Lampung, thương nhân cho biết.
Kẽm giảm mạnh giá
Giá kẽm giảm vào phiên giao dịch cuối tuần, đánh dấu quý giảm mạnh nhất kể từ năm 2015 do các nhà đầu tư hoài nghi về khả năng cắt giảm sản lượng 10% để hỗ trợ giá của nhà máy Trung Quốc. Nhà máy luyện kẽm lớn nhất Trung Quốc cho biết sẽ không tham gia cắt giảm sản lượng như thông báo hôm thứ Năm.
Giá kẽm trên sàn giao dịch kim loại London kết thúc tuần giảm 1,5% còn 2,854 USD và kết thúc quý giảm 12%, mức thấp nhất kể từ quý III/2015.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng chốt ngày giảm 0,1% xuống còn 6,626 USD/tấn nhưng chốt tháng giảm 1%.
Ngược lại, giá nickel và chì tăng lên. Giá nickel đóng cửa tăng 0,7% lên 14.890 USD, quý mạnh nhất kể từ quý cuối năm 2017, trong khi giá chì đóng cửa tăng 0,5% ở mức 2.410 USD, kết thúc quý tăng 0,6% trong bối cảnh khủng hoảng môi trường tại Trung Quốc.
Lúa mỳ cao nhất 2 tuần, đậu tương thất nhất 1 tuần
Giá lúa mì kỳ hạn tại Mỹ đã chạm mức cao nhất trong hai tuần trên 5 USD/bushel vào thứ Sáu do giảm kỳ vọng về vụ thu hoạch của Pháp trong khi giá ngô tăng do lo ngại về thời tiết cây trồng nóng bất lợi ở Mỹ. Trái lại, giá đậu tương kỳ hạn chạm mức thấp nhất trong một tuần do hoạt động bán cuối phiên giao dịch.
Bắc Kinh cho biết sẽ áp đặt thêm 25% thuế nhập khẩu đối với hơn 500 mặt hàng của Mỹ, bao gồm cả đậu nành, vào ngày 6/7. Những lo ngại về tranh chấp thương mại và thời tiết đã làm lu mờ báo cáo cây trồng của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy nông dân Mỹ trồng nhiều ngô và đậu tương hơn trước đây và lượng dự trữ tính đến ngày 1/6 cao hơn so với năm trước.
Cây ngô rất nhạy cảm với thời tiết nắng nóng và khô cao điểm vào tháng 7, thời điểm cây trồng trải qua giai đoạn phát triển chính được gọi là thụ phấn. Giai đoạn quan trọng đối với đậu tương thường là vào tháng 8 khiến cho sóng nhiệt ít bị đe doạ đến vụ mùa đó.
Giá lúa mỳ kỳ hạn đóng cửa tăng 18 cent lên mức 4,97-1/2 USD/ bushel tại Chicago. Giá cao nhất trong phiên là 5,04 USD, mức giá cao nhất kể từ 15/ 6.
Giá ngô CBOT kỳ hạn tháng 12 tăng 5-1/4 cent lên 3,71-1/4 USD/ bushel.
Giá đậu tương giao ngay giảm 2-3/4 cent xuống còn 8,58-1/2 USD/ bushel, mức thấp nhất kể từ ngày 19/6, khi đạt mức thấp kỷ lục trong 10 năm do lo ngại về buôn bán với Trung Quốc, nước nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới. Giá hợp đồng giao tháng 11, giao dịch vụ thu hoạch mùa thu, giảm 3-1/2 cent xuống còn 8,80 USD/bushel.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 30/6