Kiên trì chữa bằng lá lốt
Bà Trịnh Thị Nga, 56 tuổi, trú tại Đông Hưng, Thái Bình tâm sự, bà bị thoái hoá xương khớp 5 – 6 năm nay. Bệnh ngày càng nặng khiến đi lại khó khăn, thi thoảng lại đau hai đầu gối và đau đốt sống cổ.
Bà Nga đi khám ở đâu bác sĩ cũng kết luận bị thoái hoá đốt sống cổ và gối. Mỗi lần đau bà phải uống giảm đau . Bà mua đủ các loại thuốc, thực phẩm chức năng nhưng không ăn thua.
Gần đây, bà Nga đau hai đầu gối, gập đầu dối cũng đau, leo cầu thang cũng đau. Bà đi khám bác sĩ siêu âm, chụp xquang gối và chẩn đoán kê thuốc uống thuốc có tác dụng phụ có thể gây viêm loét dạ dày nên bà Nga không dám uống.
Dù bác sĩ đã dặn kỹ uống giữa bữa ăn với nước canh hoặc nước lọc nhưng vì trước đó bà đã bị đau dạ dày nên sợ ảnh hưởng tới bệnh cũ, bà Nga cô chịu đau.
Sau khi được một người bạn mách bài thuốc từ lá lốt cữa đau khớp, bà Nga thử làm theo cách này. Bà lấy lá lốt bỏ bớt lá, dùng cả thân và rễ nấu như nấu trà để uống thay nước trà. Sử dụng lá nhiều hăng khó uống.
Hàng ngày, bà Nga kiên trì sử dụng, kết quả rất tốt. Sau 1 tháng các triệu chứng đau nhức xương giảm. Tay bà từ chỗ không giơ lên cao được do ảnh hưởng của thoái hoá đã cử động được.
Nước nấu từ lá lốt trị xương khớp
Theo bà Nga trước đây mỗi lần đau xương quá không chịu được bà lại đi tiêm một vài mũi giảm đau, rồi uống thuốc đủ các loại thuốc khác nhau nhưng chỉ được 2 – 3 tuần bệnh lại tái phát.
Bà Nga cho biết 6 tháng nay bà vẫn kiên trì sử dụng nước lá lốt nấu với liệu trình uống 1 tuần nghỉ 1 tuần và không còn khốn khổ vì những cơn đau xương hành hạ như trước.
Song song với việc kiên trì uống nước lá lốt, bà Nga tập luyện đi bộ sáng sớm quanh sân và các động tác vẩy tay, chạy bộ tại chỗ bà đã “đánh bay” được cơn đau xương khớp.
Bài thuốc chữa nhiều bệnh
Theo lương y Bùi Hồng Minh – Phó Chủ tịch Hội Đông y Bà Đình, Hà Nội lá lốt không chỉ là thứ cây gia vị dùng trong nấu nướng hàng ngày mà nó còn được sử dụng như một bài thuốc chữa nhiều bệnh nhất là bệnh xương khớp .
Trong đông Đông y, lá lốt vị cay thơm, tính ấm; vào tỳ vị, lá lốt có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện tỳ tiêu thực, hạ khí chỉ thống. Dùng cho các trường hợp đau bụng lạnh gây nôn thổ, tiêu chảy, hội chứng lỵ trên cơ địa hư hàn; đau đầu, đau răng, chán ăn đầy bụng.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Trong y học cổ truyền lá lốt còn là cây thuốc quý trị phong thấp, đau bụng do lạnh, phù thũng…
Lá lốt có thể sử dụng làm thuốc trị xương khớp, chân tay lạnh, phong thấp
Lá lốt có tác trị đau xương khớp, người bệnh có thể dùng cây lá lốt tươi hoặc lấy 15g lá lốt phơi khô (khoảng 20-30g lá tươi), sắc 2 chén nước còn ½ chén, uống trong ngày.
Trong các tài liệu sách đông y có hướng dẫn lá lốt trị đau xương khớp bằng cách lấy cây lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g), tất cả đều dùng tươi, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Ngoài những tác dụng trên lá lốt còn có tác dụng chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo , ngứa, ra khí hư): Lá lốt 50g, nghệ 40g, phèn chua 20g, đổ nước ngập lên mặt thuốc 2 đốt ngón tay, đun sôi, bớt lửa giữ cho sôi lăn tăn 10-15 phút, chắt lấy 1 bát, gạn lấy nước trong dùng rửa âm đạo. Phần còn lại tiếp tục đun sôi dùng để xông hơi vào âm đạo, có thể xông nhiều lần.
Lương Y Minh chia sẻ với những người bị chứng tay chân lạnh, mồ hôi trộm tay chân có thể dùng lá lốt cả cây và phần rễ trên mặt đất. Sau đó, đem cả cây rửa sạch, để ráo. Chặt nhỏ từ 5-10cm, cho 100g vào 1 lít nước nấu sôi khoảng 15 phút.
Sau đó để cho nước ấm, cho chân vào ngâm tới khi nước nguội vào mỗi buổi tối. Không ngâm chân nước quá nóng và có vết thương hở.