PwC cảnh báo cơn sóng ngầm trong ngành công nghiệp ô tô thế giới

Ngành sản xuất ô tô luôn là niềm tự hào của nhiều quốc gia khi chúng đại diện cho một nền công nghiệp phát triển, là nơi hội tụ của công nghệ, thiết kế, sức sản xuất, chuỗi cung ứng, phân phối cũng như tiềm lực lao động.

Năm 2016, tổng doanh số bán xe hơi toàn cầu đạt 88 triệu chiếc, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận biên của các hãng sản xuất lên mức kỷ lục trong 10 năm qua. Tuy nhiên, trong khi tỷ suất lợi nhuận cổ đông (TSR) của ngành công nghiệp trên sàn S&P 500 và Dow Jones tương ứng là 14,8% và 10,1% thì TSR của ngành ô tô lại chỉ đạt 5,5%.

Lợi nhuận biên của ngành ô đang ở mức cao kỷ lục trong 10 năm qua

Lợi nhuận biên của ngành ô đang ở mức cao kỷ lục trong 10 năm qua

Tệ hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận biên của 10 hãng sản xuất xe lớn nhất thế giới chỉ đạt bình quân 4%, chưa bằng một nửa so với chi phí sử dụng vốn bình quân toàn ngành.

Những con số trên đã làm lu mờ về các kết quả doanh thu, lợi nhuận khả quan của ngành xe hơi khi nền công nghiệp ô tô không còn thu hút được nhiều nhà đầu tư như trước đây. Báo cáo của PwC cho thấy trong khoảng 5 năm tới, số doanh nghiệp sản xuất xe hơi thu được lợi nhuận lớn cũng như nhận được dòng vốn của các nhà đầu tư sẽ giảm dần do kém thu hút.

Với những dự báo trên, các công ty sản xuất xe hơi ngày nay đang phải tính toán vô cùng chặt chẽ nhằm tiết kiệm từng đồng chi phí sản xuất cho mỗi chiếc ô tô. Dẫu vậy, bài toán này khá khó khăn khi chuỗi sản xuất, phân phối đã được hoàn thiện trong nhiều thập niên khiến chi phí sản xuất xe hơi đã ở mức khá thấp.

Phương án khả thi hiện nay là hướng tới phát triển công nghệ, tự động hóa cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là lý do mà hàng loạt các công nghệ như xe tự động lái, hệ thống kính 3D hay những tiện ích được gắn thêm vào các mẫu xe được các công ty đua nhau phát triển. Các nhà máy sản xuất cũng dần ứng dụng tự động hóa nhiều hơn để cắt giảm chi phí.

Nhiều hãng ô tô chưa thế vượt qua được chi chí sử dụng vốn bình quân toàn ngành

Nhiều hãng ô tô chưa thế vượt qua được chi chí sử dụng vốn bình quân toàn ngành

Trớ trêu thay, sự phát triển của công nghệ lại quay ngược lại đe dọa ngành xe hơi khi các mẫu xe điện được dự đoán sẽ chiếm 20% thị trường vào năm 2019, cao hơn mức 13% của năm 2015 trong khi các hãng ô tô lại chậm chân trong mảng này.

Chi phí sản xuất xe sẽ còn tăng

Theo hãng PwC, chi phí sản xuất ô tô sẽ tăng mạnh trong tương lai do các nhà máy phải ứng dụng thêm những công nghệ mới, tiêu chuẩn mới. Đặc biệt là rất nhiều kỹ thuật mới cần các chuyên gia công nghệ, những người thích làm việc ở thung lũng Silicon hơn là thu mình trong các nhà xưởng và điều này khiến các công ty ô tô phải tốn nhiều tiền hơn để mời chào họ.

Thậm chí, các hãng xe hơi sẽ phải tăng cường mua bán và sáp nhập (M&A) nhằm tận dụng được bản quyền công nghệ cũng như các chuyên gia kỹ thuật của các công ty khởi nghiệp, công ty công nghệ vốn không chuyên về ô tô.

Năm 2015, hãng xe Đức ZF Group đã trả 12,4 tỷ USD để mua lại TRW nhằm tiếp cận thị trường xe điện trong mảng kết nối và an toàn hệ thống xe điện. Năm 2016, hãng này tiếp tục mua lại 40% cổ phần của Ibeo Automotive Systems nhằm phát triển hệ thống định vị của xe tự lái.

Đầu tư vào nghiên cứu, M&A của các top 10 hãng sản xuất xe hơi ngày một tăng (tỷ USD)

Đầu tư vào nghiên cứu, M&A của các top 10 hãng sản xuất xe hơi ngày một tăng (tỷ USD)

Rõ ràng, việc ứng dụng công nghệ là cần thiết để tìm hướng đi mới cho ngành xe hơi nhưng chúng cũng khiến nền công nghiệp này có sự thay đổi đáng kể. Mối quan hệ giữa nhà sản xuất xe với các hãng cung ứng hay với các doanh nghiệp công nghệ đã có thay đổi đáng kể. Một số hãng cung ứng sẽ phải đóng cửa do sản phẩm của họ không còn cần thiết trước sự phát triển của công nghệ mới.

Ngoài ra, những chi phí về an toàn và bảo vệ môi trường cũng khiến giá thành sản xuất ô tô trở nên đắt đỏ hơn. Việc Mỹ có khả năng nới lỏng các quy định về sản xuất xe hơi dưới thời Tổng thống Donald Trump như đã cam kết trong chiến dịch tranh cử có thể giúp các hãng sản xuất ở đây thở phào.

Tuy nhiên, sự thay đổi của một quốc gia khó lòng ngăn được xu hướng thắt chặt quy định tại Châu Âu hay Trung Quốc, nơi ô nhiễm môi trường đang thu hút được sự quan tâm của chính phủ. Ngay cả những thành phố lớn của Trung Quốc hiện nay cũng đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải tương đương ở Châu Âu nhằm chống ô nhiễm không khí.

Thêm vào đó, việc phát triển các công nghệ mới như xe tự lái đang khiến các nhà chức trách đặt ra mối quan tâm về an toàn cho người sử dụng và những tiêu chuẩn mới chắc chắn sẽ khiến các hãng ô tô phải tốn thêm nhiều chi phí.

Vingroup và Siemens ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong 3 lĩnh vực ô tô, bất động sản và y tế

Bài viết mới